Tin mới

"Chúng tôi phải lấy vải để tận dụng làm bỉm cho trẻ"

Thứ ba, 10/11/2015, 09:37 (GMT+7)

"Với những cháu sơ sinh, với mức hỗ trợ 1.750 nghìn đồng/tháng còn không đủ để mua bỉm cho trẻ", ông Đào Chí Lăng (Phó giám đốc trung tâm) cho biết.

"Với những cháu sơ sinh, với mức hỗ trợ 1.750 nghìn đồng/tháng còn không đủ để mua bỉm cho trẻ", ông Đào Chí Lăng (Phó giám đốc trung tâm) cho biết.

Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Thụy An (xã Thụy An, Ba Vì, Hà Nội) nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội hơn 50km.

 

Tại đây hiện có 350 đến 360 đối tượng người già và trẻ em đang được nuôi dưỡng, chăm sóc.

Những đối tượng tại trung tâm cũng nhận được nhiều chế độ khác nhau theo quy định hiện hành của nhà nước đưa ra.

Ông Đào Chí Lăng (Phó giám đốc trung tâm) cho biết: Hiện nay trung tâm chia làm 4 – 5 nhóm đối tượng, đó là: Trẻ sơ sinh; trẻ bại liệt; trẻ bại liệt nặng; người già; người già bại liệt nặng.

Những đối tượng đang được nuôi dưỡng trong trung tâm.

Nói về chế độ dành cho những đối tượng được chăm sóc tại trung tâm, ông Lăng chia sẻ, trước đây chế độ dành cho những đối tượng trong trung tâm thấp. Có đối tượng chỉ được nhận khoảng 300 – 400 nghìn đồng/tháng.

Các cháu bé tại trung tâm vào giờ ăn trưa.

Nhưng từ năm 2014, nhà nước đã thay đổi Chính sách hỗ trợ dành cho những đối tượng thuộc diện nuôi dưỡng và chăm sóc tại trung tâm.

Theo đó, mỗi đối tượng được hưởng mức trợ cấp 1.750 nghìn đồng/ người/ tháng.

Duy chỉ có một số nhóm đối tượng được hưởng mức 700 nghìn đồng.

“Đây là nhóm đối tượng mà trung tâm rất băn khoăn, trăn trở. Bởi với mức hỗ trợ 700 nghìn đồng, thực sự là thấp. Tính ra, mỗi ngày đối tượng này được hơn 22 nghìn đồng một chút. Với 22 nghìn đồng để trang trải cho nhiều chi phí từ ăn uống đến quần áo, thực sự là không đủ”, ông Lăng trăn trở.

Cũng theo ông Lăng, rất may nhóm đối tượng hưởng mức 2 phẩy không nhiều (theo giải thích của vị phó GĐ này, 1 phẩy tương đương với 350 nghìn đồng).

Để chứng minh điều mình nói, ông Lăng gọi điện yêu cầu nhân viên đem hồ sơ lên cho chúng tôi. Ông nói: “Nhóm đối tượng 2 phẩy tại trung tâm còn 7 người thôi. Nhóm này là người già và người khuyết tật nhẹ. Con số này luôn thay đổi vì mỗi năm, mỗi tháng lại có người già yếu chết đi, nên muốn nắm chính xác phải có báo cáo.”

Đã có một thời gian dài công tác tại trại tâm thần, năm 2008, ông Lăng cùng các cán bộ lãnh đạo hiện thời của trung tâm đều được chuyển về Thụy An công tác từ năm 2008.

Gần 10 năm công tác, hiểu rõ nỗi vất vả của nghề và sự thiếu thốn mà đối tượng tại trung tâm đang được hưởng. Ông chia sẻ, với mức hỗ trợ như hiện tại thực sự đã là một sự quan tâm hết sức từ nhà nước. Nhưng thực tế mà nói, mức hỗ trợ như vậy để mà đáp ứng đủ nhu cầu thì chưa.

Ví như trường hợp của các cháu nhỏ, có cháu còn chẳng bỉm mà mặc, chúng tôi phải tận dụng cả những vải cũ mà khả năng thấm hút tốt để làm bỉm cho các cháu.

Ông Lăng cho biết, trung tâm phải tận dụng cả vải để làm bỉm cho các cháu.

Cũng nhờ những năm gần đây, xã hội quan tâm nhiều đến hoạt động Từ thiện nên các trung tâm bảo trợ xã hội nói chung và như trung tâm chúng tôi được hưởng nhiều từ các hoạt động đó.

Hằng năm cũng có nhiều đoàn từ thiện đến trung tâm trao quà, đó cũng là một nguồn hỗ trợ đáng kể cho các đối tượng đang được nuôi dưỡng, chăm sóc.

Dẫn chúng tôi thăm quan các khu nhà, anh Lăng cho biết hầu hết các trẻ tại trung tâm đều bị tật, nhiều cháu bại não bị hạn chế nhận thức, hay bị mù hoặc không được tỉnh táo…

100 % trẻ tại trung tâm đều bị tật.

Đã có 23 năm làm công tác cô nuôi tại trung tâm, chị Hoàng Thị Minh Hằng chia sẻ, các cháu vào đây đều có hoàn cảnh đặc biệt, gần như 100% là bị tật nên chăm sóc rất vất vả.

Chị Hằng dẫn các cháu đi ăn.

Chế độ dành cho các đối tượng dù đã thay đổi tốt hơn trước nhưng so với thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ. Nhưng trung tâm vẫn cố gắng cho bữa cơm của các cháu đầy đủ chất dinh dưỡng.

Đức Thuận

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news