Tin mới

Chuyên gia nói gì về đường sắt trên cao uốn lượn bất thường

Thứ bảy, 27/06/2015, 10:57 (GMT+7)

Theo một số chuyên gia về giao thông, về lý thuyết, đường sắt bao giờ cũng phải ưu tiên chạy trên mặt phẳng.

Theo một số chuyên gia về giao thông, về lý thuyết, đường sắt bao giờ cũng phải ưu tiên chạy trên mặt phẳng.

Hình ảnh Lý giải đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lượn bất thường số 1

Nhịp dẫn trên đường Nguyễn Trãi (đoạn từ chợ Thượng Đình đến ngã 4 Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển) có thể nhìn rõ đoạn cong bằng mắt thường.

Liên quan tới việc Dự án đường sắt trên cao tuyến Cát Linh – Hà Đông uốn lượn bất thường mà người dân phản ánh.

Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) trả lời báo chí rằng, về việc đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lên, lượn xuống ở những điểm ra - vào ga nhằm “đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng”.

Câu trả lời này đã vấp phải sự phản ứng của dư luận, và giới chuyên môn.

Video:

[mecloud]Zs6hLE9ZG2[/mecloud]

Trả lời trên Infonet, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng – nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho biết: “Về lý thuyết, đường sắt bao giờ cũng phải ưu tiên chạy trên mặt phẳng, trừ lúc vào đoạn đường cong thì phải làm lượn dần một bên theo quy chuẩn cho phép để chống lực li tâm”.

Hình ảnh Lý giải đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lượn bất thường số 4

Đoạn từ ngã 3 Ba La (Hà Đông) đến cầu Trắng (Hà Đông) nhịp dẫn rất thẳng. 

Trên Dân Trí, TS. Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Giao thông vận tải - cho rằng giải thích của Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông vận tải) là hoàn toàn đúng về mặt kỹ thuật.

Tuy nhiên, ông Thủy tỏ ra bất ngờ khi đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông được thiết kế uốn lượn, bởi “làm như vậy rất khó và đòi hỏi phải hết sức chính xác”.

Hình ảnh Lý giải đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông uốn lượn bất thường số 5

Tuy nhiên, từ đoạn cầu Trắng lên đến chợ Thượng Đình có 3 đoạn nhịp dẫn có thể nhìn thấy hiện tượng cong bất thường. 

Cũng trên Dân Trí, hai chuyên gia đang tham gia thực hiện một dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội (đề nghị không nêu tên) bảy tỏ: “Cá nhân tôi không thích việc thiết kế đường sắt đô thị đi trên cao mà lại uốn lượn như vậy..."

PV (tổng hợp)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news