Đối với lực lượng Không quân Việt Nam thì những phi công đã có hàng ngàn giờ bay như Đại tá phi công Trần Quang Khải mới là tài sản quý giá nhất, còn hơn cả những chiến đấu cơ tối tân, và phải mất hàng chục năm mới có được phi công cấp 1 để sử dụng được những khí tài, vũ khí, máy bay hiện đại như Su-30MK2.
[mecloud]VSZAX31GvJ[/mecloud]
Theo trung tướng Phạm Tuân để đào tạo một phi công đã khó, để huấn luyện họ lên trình độ cao hơn, sử dụng được những khí tài, vũ khí, máy bay hiện đại như Su-30MK2 càng khó khăn.
Để có thể bay như 2 phi công trên chiếc Su-30MK2 mới gặp nạn, đặc biệt là phi công cấp 1 như anh Khải mất rất nhiều năm. Học trong trường 4-5 năm, ra đơn vị rèn luyện từng bước từ cấp 3, lên cấp 2 rồi mới đến cấp 1. Với chúng ta, điều kiện chưa cho phép đào tạo nhanh như các nước tiên tiến nên cần hàng chục năm hoặc lâu hơn mới trở thành phi công cấp 1.
Sự hy sinh của Đại tá Khải là một tổn thất vô cùng lớn không chỉ với gia đình mà còn của lực lượng Không quân Việt Nam. Sáng nay, sau lễ đưa tang, thi hài Đại tá phi công Trần Quang Khải sẽ được hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Văn Điển, Thanh Trì, TP Hà Nội.
Lễ an táng sẽ được tổ chức cùng ngày tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đức Hòa (tổng hợp)