Tin mới

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

Thứ tư, 18/06/2014, 09:12 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Theo xếp hạng của trang web Oddee. com thì những công việc như làm lính gác cung điện, móc cống, nhặt xác động vật... được coi là có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới.

 

 

(Tinmoi.vn) Theo xếp hạng của trang web Oddee. com thì những công việc như làm lính gác cung điện, móc cống, nhặt xác động vật... được coi là có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới.

1. Lính gác tại cung điện Buckingham Palace

Đứng gác tại cung điện Buckingham là một trong những công việc tồi tệ nhất trong quân đội Anh. Ngoài việc phải đứng lặng hàng giờ, không được cử động, lính gác luôn phải chau chuốt về ngoài. Họ phải dành vài giờ mỗi ngày để giặt, là ủi đồng phục, đánh bóng giày để chuẩn bị cho những đợt kiểm tra trước khi đứng gác. Những người không đạt chuẩn phải đối mặt với nhiều hình phạt, ví dụ như đứng gác thêm.

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

2. Gác cổng tại rạp chiếu phim khiêu dâm

Bản thân gác cổng không phải là công việc tốt, nhưng gác cổng tại một rạp chiếu phim khiêu dâm là công việc tồi tệ nhất trong danh sách này. Nhiệm vụ chính của họ là dọn dẹp các phòng chiếu như bãi chiến trường sau mỗi suất phim. Dù được xem phim miễn phí nhưng đây không phải là công việc đáng tự hào để khoe với mẹ hay bạn gái.

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

3. Người vét cống

Công việc của họ là đắm mình trong cống hôi thối để dọn rác thải, đất bùn. Được trang bị cuốc, xẻng, họ hốt rác rưởi trong cống và chuyển lên cho đồng nghiệp bên trên. Công việc vất vả này không được trả lương cao, chỉ khoảng 100 USD/tháng tại Ấn Độ.

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

4. Nghiên cứu muỗi tại Brazil

Để chống lại bệnh sốt rét, các nhà khoa học phải tìm hiểu thói quen của loài muỗi. Để làm được điều này, họ tới các khu rừng tại Brazil. Vào lúc chập tối, họ phơi mình bên ngoài lều để cho muỗi cắn, hi sinh làn da cho khoa học. Buổi tối làm việc hiệu quả nhất, một nhà khoa học có thể bắt được 500 con muỗi trong 3 giờ. Điều này có nghĩa là ông bị cắn khoảng 3.000 phát.

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

5. Dọn dẹp nhà vệ sinh di động

Đây là công việc kết hợp giữa nhân viên dọn rác và nhà nghiên cứu dạ dày, nhưng kinh khủng hơn cả hai cộng lại. Với một cái thùng và máy hút chân không, họ phải dọn dẹp đủ thứ rác rưởi trong nhà vệ sinh di động, và rửa sạch toàn bộ, kể cả tường. Thông thường, việc dọn vệ sinh này chỉ mất vài phút và một nhân viên có thể dọn từ 10-60 chỗ mỗi ngày. Lương trung bình cho nghề này tại Mỹ là khoảng 50.000 USD/năm.

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

6. Dọn động vật chết trên đường

Công việc của những người này không chỉ là dọn dẹp xác chết (hoặc phần còn lại của xác chết) động vật trên các tuyến đường khắp nước Mỹ, mà còn phải làm điều đó khi phương tiện giao thông vẫn đang hoạt động.

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

Trước đó vào năm 2012, tờ Wall Street Journal 5 công việc tồi tệ nhất là phóng viên, công nhân giàn khoan dầu, quân nhân, nông dân nuôi bò và thợ xẻ gỗ. 

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

Có lẽ, những việc trên chưa phải là tồi tệ nhất nếu so sánh với công việc: Thẩm định mùi nhà vệ sinh.

Bước đầu tiên trong việc phát triển công nghệ chống mùi hôi thối là quyết định xem chất hóa học nào gây ra mùi hôi này. Các nhà khoa học sử dụng kết hợp phương pháp hóa học với sự phân tích của con người để xác định thành phần gây mùi từ nhà vệ sinh ở châu Phi và Ấn Độ (có rất nhiều lưu huỳnh ở đây). Vì vậy lần sau nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy nghĩ về các nhà khoa học, những người đã hi sinh mũi của mình vì lợi ích của những người sử dụng nhà vệ sinh ở khắp mọi nơi. 

Công việc nào có điều kiện làm việc tồi tệ nhất thế giới?

Phân tích định tính và định lượng từ các thành phần dễ bay hơi ở nhà vệ sinh.

“Hơn 2,5 triệu người đi vệ sinh ngoài trời. Sự gia tăng cam kết của các tổ chức tư và công nhằm giải quyết tình trạng này đang lái cuộc nghiên cứu và sự phát triển của công nghệ mới hướng đến nhà vệ sinh và các hố xí. Mặc dù các nhà khoa học đã cân nhắc những khía cạnh then chốt khi thiết kế Công nghệ mới cho các nước đang phát triển, nhưng các cách cơ bản để ngăn ngừa mùi hôi thối từ chất thải của con người luôn bị phớt lờ.

Với mục tiêu góp phần tìm ra giải pháp được chấp nhận trên toàn cầu, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hóa học gây ra mùi hôi thối từ mẫu thử trong nhà vệ sinh ở châu Phi và Ấn Độ.

Nhà vệ sinh ở 4 đất nước được đánh giá bằng khứu giác và định lượng cùng định tính của mùi hương được mô tả bằng 3 kĩ thuật phân tích. Hợp chất lưu huỳnh bao gồm: H2S, metyl mecaptan CH3SH và dimethyl-mono-(di;tri) sulfide là những thành phần không thể thiếu trong nước thải cũng như trong mùi của nhà vệ sinh dưới điều kiện yếm khí.

Trong điều kiện hiếu khí, ví dụ ở Nairobi, một thành phố ở Kenya, Châu Phi, paracresol và indole đạt đến nồng độ 89 và 65mg/g. Công việc này là tiêu biểu cho các nghiên cứu định tính và định lượng đầu tiên về các hợp chất dễ bay hơi được lấy mẫu từ bảy hố vệ sinh ở các vùng địa lý, kĩ thuật và kinh tế khác nhau cho tới 3 mẫu chất thải từ Ấn Độ và một hệ thống mô hình nhà vệ sinh”.

Thuận Sơn (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news