Tin mới

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai "Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử"

Thứ hai, 25/09/2017, 08:57 (GMT+7)

Khi trả lời báo chí về kết luận của UBKT T.Ư về những sai phạm của mình trong thời gian còn đương chức, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng nói "Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử".

Khi trả lời báo chí về kết luận của UBKT T.Ư về những sai phạm của mình trong thời gian còn đương chức, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng nói "Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử". 

Vietnamnet, Thanh Niên Tuổi Trẻ cho hay, khi trả lời báo chí về kết luận của UBKT T.Ư về những sai phạm của mình trong thời gian còn đương chức, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Thế Dũng nói "Tôi nghỉ hưu rồi, họ muốn xử sao thì xử". 

Ông Phạm Thế Dũng - Cựu chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Vietnamnet

Câu nói này được xem là "đùa cợt" với kỷ luật của Đảng khi đảng viên vi phạm. Đặc biệt trong bối cảnh cán bộ, đảng viên cả nước đang rất kỳ vọng vào quyết tâm phòng chống tham nhũng và những nỗ lực xây dựng chỉnh đốn Đảng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và tập thể BCH Trung ương đang quyết tâm thực hiện. 

Việc kỷ luật  cán bộ đã về hưu và hủy bỏ tư cách "nguyên bộ trưởng, nguyên bí thư, nguyên chủ tịch" ở các bộ, ngành địa phương do có những sai phạm mà họ gây ra khi còn đương chức được xem là những hành động nỗ lực đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống suy thoái tư tưởng đạo đức, hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, đảng viên, đặc biệt đối với những cán bộ đảng viên nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan của Đảng và chính quyền. 

Trước đó trong phiên họp chiều 18/9, UBKT T.Ư đã có thông báo kết luận một số vấn đề liên quan nhiều đến sai phạm của ông Phạm Thế Dũng - nguyên Phó thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Cụ thể, "sai phạm nghiêm trọng" đến mức "phải kỷ luật" là của ông Phạm Thế Dũng là: Chỉ đạo làm đường nhập khẩu gỗ từ Lào trái quy định; vi phạm trong chỉ đạo quản lý đất đai; chỉ đạo bổ nhiệm người thân không đủ điều kiện... Đặc biệt là sai phạm nghiêm trọng trong việc chuyển đổi 50.000ha rừng nghèo sang trồng cao su, dẫn đến rừng mất, dân nghèo, gây hệ lụy lâu dài về kinh tế - xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, khi trả lời báo chí về những sai phạm của mình, "vị" cựu Chủ tỉnh tỉnh này đã buông câu khá bình thản: Tôi nghỉ hưu 2 năm rồi, họ muốn xử thế nào thì xử!".

Trước đó trong phiên họp thứ 11 của Ban chỉ đạo TƯ về phòng chống tham nhũng vào cuối năm 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói "Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, luật pháp là tối thượng. Có những cái luật chưa đáp ứng đủ, chúng ta phải điều chỉnh".

Trên Tuổi Trẻ có đoạn "Ông đang minh chứng sự cần thiết phải có sự điều chỉnh từ pháp luật mà Tổng bí thư đúc kết, cho điều mà người dân đang đòi hỏi hơn nữa sau những sự việc được xử lý vừa qua".

Hồng Hạnh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news