Tin mới

Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động "bắt" tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện

Thứ hai, 30/04/2018, 08:30 (GMT+7)

Trong bài viết này, Đại tá Phan Văn Từ đề xuất một số cách đánh hay các hướng nghiên cứu cách đánh bằng vũ khí hiện đại để đối phó với tên lửa hành trình.

Trong bài viết này, Đại tá Phan Văn Từ đề xuất một số cách đánh hay các hướng nghiên cứu cách đánh bằng vũ khí hiện đại để đối phó với tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình được chế tạo để tác chiến từ xa, bay thấp nhằm tránh hệ thống phòng không. Nó được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh" vì khi dùng nó để tấn công thì đối phương bị bất ngờ và khó đối phó, còn lực lượng tấn công rất ít bị tổn thất.

Nhưng loại vũ khí nào cũng có thể bị khắc chế. Trước đây, tôi đã có bài viết về cách đánh tên lửa hành trình bằng vũ khí bộ binh, nghĩa là vũ khí kém hiện đại. Còn hôm nay, tôi đề xuất một số cách đánh hay các hướng nghiên cứu cách đánh bằng vũ khí hiện đại để chúng ta tham khảo.

Trước hết, để phát hiện tên lửa hành trình bay thấp thì chỉ có thể dựa vào các thiết bị phát hiện mục tiêu đặt trên cao hoặc trên máy bay, còn các radar mặt đất hầu như không phát hiện được nó và vì thế cũng không thể điều khiển hỏa lực tiêu diệt nó.

Như vậy, tên lửa hành trình có thể bị máy bay và trực thăng vũ trang tiêu diệt.

Một khả năng phát hiện mục tiêu nữa đòi hỏi cần đầu tư nghiên cứu. Đó là phát hiện tên lửa hành trình bằng mạng điện thoại di động.

Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động bắt tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: unapartepormillon.com

Ta hình dung mạng điện thoại di động như một mạng nhện. Ở các nút của ô lưới là những trạm thu phát sóng. Khi dùng điện thoại di động, ta đi đến đâu cũng bị lưới đó phát hiện và sẵn sàng kết nối với ta chứ không phải ta chỉ kết nối với ô lưới nơi ta cư trú.

Nếu bây giờ có một vật thể lạ đi vào lưới đó thì chẳng khác gì con ruồi mắc vào mạng nhện, làm cả mạng rung lên và tất nhiên là con nhện sẽ phát hiện ra.

Gây nhiễu điện từ: Trên tên lửa hành trình thường có các thiết bị điện tử dễ gây nhiễu. Đó là thiết bị thu tín hiệu định vị vê tinh. Nếu ta có thể gây nhiễu tín hiệu định vị vệ tinh thì tên lửa sẽ xác định sai toạ độ, bay không chính xác và có thể bị rơi.

Đại tá Phan Văn Từ: Dùng mạng điện thoại di động bắt tên lửa hành trình - Con ruồi sa mạng nhện - Ảnh 2.

Mặt cắt của tên lửa hành trình Tomahawk. Ảnh: Newsinfographic.com

Gây nhiễu máy đo cao vô tuyến: Máy đo cao vô tuyến dùng để đo độ cao bay của tên lửa. Nó hoạt động theo nguyên lý radar. Nó phát tín hiệu vô tuyến xuống mặt đất, thu tín hiệu phản xạ, so sánh hai tín hiệu đó để xác định độ cao. Nếu ta gây nhiễu vào các tín hiệu đó thì tên lửa xác định sai độ cao và có thể bị rơi.

Trên tên lửa hành trình còn có hệ thống điện tử và máy tính rất phức tạp. Hệ thống này cũng dễ bị tổn thương. Nếu ta tác động một xung điện từ đủ mạnh thì có thể làm cho hệ thống bị tê liệt hoàn toàn. Về nguyên lý ta có thể tạo ra súng điện từ. Khi phát hiện được mục tiêu ta có thể phóng một chùm xung điện từ công suất lớn vào nó và làm nó hoàn toàn tê liệt.

Dùng vũ khí laser: Hiện nay việc tích hợp laser trên thiết bị có thể mang vác không thành vấn đề. Cách đây mấy năm ở ta đã có trường hợp dùng thiết bị laser chiếu vào máy bay.

Việc này chẳng khó khăn gì vì tốc độ laser là tốc độ ánh sáng nên không thiết bị bay nào tránh kịp. Ta cứ tưởng tượng nếu trong tay những kẻ nghịch ngợm kia là laser thực thụ có công suất không cần lớn lắm cũng đủ xuyên thủng vỏ thiết bi bay và làm nó tổn thương.

Vũ khí laser Mỹ hạ gục 5 máy bay không người lái. Nguồn: Lockheed Martin

Dùng pháo phòng không tầm thấp tự hành điều khiển tự động: Hiện nay trong biên chế nhiều quân đội đều có pháo phòng không tự hành tầm thấp. Hệ thống này được trang bị để đánh thiết bị bay bay thấp và đánh cả bộ binh vì góc bắn của nó có cả góc âm, nghĩa là nó có thể tấn công cả mục tiêu thấp hơn bệ của nó.

Vì pháo phòng không tự hành tầm thấp quay 3600 nên nó tấn công được mọi hướng. Hơn nữa, nó có thể vừa chạy vừa bắn nên tính cơ động rất cao. Đơn cử như các tổ hợp ZSU 23 hay Pansir-S1.

Dùng thiết bị tạo khói điều khiển từ xa: Về mặt công nghệ hiện nay, phương án này hoàn toàn khả thi. Ở vòng ngoài của mục tiêu cần bảo vệ, ta có thể bố trí mìn tạo khói điều khiển từ xa. Khi biết mục tiêu có thể bị tên lửa hành trình tấn công thì ta có thể phát tín hiệu kích hoạt mìn tạo khói gây mù camera truyền hình của nó làm cho nó không thể nhận ra mục tiêu.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news