Tin mới

Đáp án môn Sinh học năm 2015 mã đề 947 - Tốt nghiệp THPT Quốc gia

Thứ hai, 06/07/2015, 10:00 (GMT+7)

Đáp án đề thi môn Sinh học năm 2015 mã đề 947 - Tham khảo gợi ý đáp án đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2015 mã đề 947 nhanh nhất trên tinmoi.vn.

Đáp án đề thi môn Sinh học năm 2015 mã đề 947 - Tham khảo gợi ý đáp án đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2015 mã đề 947 chính xác nhất trên tinmoi.vn.

>>> Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT QG và đại học năm 2015

>>> Tổng hợp đáp án đề thi các môn thi THPT quốc gia năm 2015

Đáp án đề thi môn Sinh học mã đề 947 tham khảo lời giải từ Moon.vn

Gợi ý đáp án môn Sinh học 2015 (Nguồn: moon.vn)


Chiều nay, ngày 4/7, thí sinh sẽ làm bài thi môn Sinh với thời giam làm bài 90 phút.

Đáp án đề thi môn Sinh học năm 2015 mã đề 947 chính xác nhất

Theo thống kê từ Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2015 có trên 283.000 thí sinh đăng ký dự thi môn Sinh học. 

Chia sẻ về bí quyết đạt điểm cao môn Sinh hoc, Phạm Thị Tuyết - thủ khoa khối B, ngành bác sĩ đa khoa của Đại học Y dược Thái Nguyên kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2014 chi biết, nguyên tắc “bất di bất dịch” của cô là câu nào dễ làm trước, câu nào khó làm sau.

Trước đó, Tuyết dành nhiều thời gian để ôn lại bài tập, làm các đề thi tổng hợp, thi thử ở nhà sau khi cô giáo cho làm các dạng bài trên lớp. Với lý thuyết, kinh nghiệm của Tuyết là những câu không chắc thì có thể suy luận. Nhưng bài tập thì chắc chắn phải luyện nhiều ở nhà để không bị bỡ ngỡ và bỏ phí trong ngày thi.

Theo các chuyên gia, để đạt có thể đạt điểm cao nhất khi thi môn Sinh học, thí sinh cần lưu ý một số điểm sau:

1. Làm câu hỏi dễ trước: Thí sinh cần rèn luyện kỹ năng đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng câu quen thuộc hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước. Câu khó, chưa vững kiến thức hoặc dạng câu chưa gặp bao giờ thì làm sau. Không nên quá chú trọng vào những câu hỏi khó, quá lắt léo mà bỏ qua các câu hỏi nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

2. Chú ý thời gian làm bài: Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu nào đó, nếu câu chưa giải quyết được ngay thì chuyển sang câu khác, lần lượt làm đến hết, sau đó mới quay lại nếu còn thời gian.Thí sinh đừng để tình trạng vướng vào câu khó mình không biết mà bỏ qua cơ hội đạt điểm ở những câu khác có thể trả lời được tốt ở phía sau.Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì sĩ tử loại bỏ các phương án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.

3. Không bỏ sót câu hỏi: Thí sinh tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn thí sinh có thể trả lời đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.Với dạng bài tập đề thi môn Sinh học nếu không làm được thì dựa vào đáp án đã cho, coi như đã có kết quả và thay bằng các dữ kiện để thử ra đáp án đúng

4. Chú trọng lý thuyết: Đề thi đại học môn Sinh gồm 50 câu trắc nghiệm, bao gồm cả lý thuyết và bài tập tính toán. Muốn tính toán được thì các bạn phải nắm chắc được kiến thức lý thuyết. Do đó, lý thuyết chính là mấu chốt của vấn đề.Cần chú trọng ôn tập lý thuyết ngay từ đầu bởi kiến thức Sinh học khá dài, nặng và “khó cày”, nên nếu không học ngay từ đầu mà giờ mới lặn lội “cày” lại lý thuyết thì rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản do có quá nhiều kiến thứcTip nhỏ cho bạn là thay vì học bằng quyển sách sinh học dày cộp, các bạn có thể xem lại vở ghi. Thường những kiến thức quan trọng sẽ được các thầy cô cho ghi chép một cách cẩn thận. Đọc lại và đánh dấu những phần mà bạn cho là quan trọng, sau đó mới xem sách giáo để tìm hiểu kĩ hơn về phần đó.

5. Tổng hợp công thức tính toán: Hẳn nhiều teen có thói quen cầm quyển sách và chăm chăm đọc đúng không. Hãy dẹp cách học này qua hẳn một bên đi nhé. Sắm cho mình một quyển sổ thật đẹp và tổng hợp lại những ý chính của bài và các công thức tính toán cần nhớ ngay đi nhé. Điều này sẽ giúp bạn tìm dễ hơn và học cũng đơn giản hơn. Ghi chép lại cũng là một cách học thuộc. Tuy nhiên, bạn không nên học vẹt công thức. Chỉ có hiểu mới có thể áp dụng vào bài tập. Do đó, khi viết xong công thức nào, các bạn nên lấy ví dụ và áp dụng chúng luôn. Nếu làm đúng tức là bạn đã hiểu. Những bài tập áp dụng đó không ở đâu xa, ngay trong cuốn bài tập Sinh học của bạn đấy, hoặc bạn nào muốn luyện tập thành thục hơn thì có thể ra hiệu sách chọn những cuốn bài tập trắc nghiệm Sinh để về tự học.

6. Áp dụng lý thuyết: Ngoài học thuộc lòng lý thuyết, bạn cũng nên áp dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống với những hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Hãy tìm hiểu những khái niệm, hiện tượng một cách thấu đáo để tránh cảm giác lúng túng khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng.Luôn tự đặt câu hỏi tại sao như vậy? Vì sao hiện tượng nó lại diễn ra thế này, thế kia? Chỉ có tìm hiểu và giải đáp được thì bạn mới hiểu sâu được vấn đề.Bạn có thể học thuộc lòng cả trang sách chỉ trong 10 phút nhưng học thuộc nhanh thì cũng sẽ quên nhanh. Nếu khi học các bạn tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý kiến thức bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc thì khi bắt gặp những câu hỏi vận dụng, các bạn sẽ giải quyết rất nhanh, mặc dù thời gian đầu tư để học có lâu hơn cách học thuộc kia.

7. Vận dụng trí tưởng tượng nào!: Sau khi học xong, bạn nên đóng vở lại và tự tưởng tượng trong đầu, tái hiện lại kiến thức xem mình đã thực sự thuộc và hiểu chưa? Phần nào còn lúng túng không nhớ được thì mở lại vở ra xem, rồi lại tái hiện lại trong đầu. Chỉ đọc thuộc ra miệng thì sẽ rất mau quên. Tái hiện lại kiến thức trong đầu là một cách để kiến thức khắc sâu vào bộ não.

PV (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news