Tin mới

ĐBQH chúc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không sai sót trong cải cách GD-ĐT

Thứ hai, 16/11/2015, 12:01 (GMT+7)

"Nhân ngày 20/11, tôi xin chúc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sức khỏe, hạnh phúc và không sai sót bất cứ điều gì trong cải cách GD-ĐT", ĐB Nguyễn Văn Lai nói trước khi chất vấn.

"Nhân ngày 20/11, tôi xin chúc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận sức khỏe, hạnh phúc và không sai sót bất cứ điều gì trong cải cách GD-ĐT", ĐB Nguyễn Văn Lai nói trước khi chất vấn.

Phiên chất vấn bắt đầu lúc 10h20 sáng nay, sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015 và hai bản báo cáo khác.

Tham gia chất vấn, ĐB Lê Văn Lai đề cập đến đề án cải cách chương trình và sgk của Bộ GD-ĐT. Trước khi đặt câu hỏi cụ thể, ông Lai gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và "không sai sót bất cứ điều gì trong cải cách GD-ĐT" tới Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Câu chúc của đại biểu Lai khiến nhiều đại biểu trong nghị trường cùng cười. 

ĐB chúc Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không sai sót trong cải cách GD-ĐT

ĐB Lê Văn Lai. Ảnh: Thanh niên

Ông Lai cho biết, có gần 10 năm công tác trong ngành giáo dục phổ thông nên ông rất quan tâm đến ngành giáo dục đào tạo, trong đó có việc thay đổi môn lịch sử từ môn học độc lập thành môn học tích hợp được dư luận quan tâm.

"Gần đây, dư luận xã hội rất xôn xao, có thể nói xáo trộn tâm can về một vấn đề rất nhạy cảm là thay đổi cách dạy bộ môn lịch sử, từ môn học độc lập thành môn học tích hợp. Xin Bộ trưởng cho biết, trước sự phản ứng mạnh mẽ của dư luận xã hội về việc trên, bộ trưởng nêu chính kiến của mình về vấn đề này, nhất là tính đúng đắn ưu việt của nó. Thứ 2, xin Bộ trưởng có dự định gì hoặc hoãn chương trình cải cách SGK trong trường phổ thông theo hướng tích hợp không? Bộ trưởng có dám nhận trách nhiệm của mình về sự đúng đắn của vấn đề này không?".

Sau khi đặt chất vấn, ông Lai nhấn mạnh thêm: "Sai lầm về phương pháp sẽ dẫn đến sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ, sẽ không có chỗ cho việc khắc phục hay rút kinh nghiệm".

Cũng theo ông Lai, có người gọi việc Bộ Giáo dục đã triển khai cải cách chương trình và sách giáo khoa là cuộc cách mạng trong giáo dục, mở ra một tia sáng cho việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, Bộ đã bỏ qua một số vấn đề tưởng là nhỏ nhưng lại không nhỏ, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến sự nỗ lực của ngành chủ quản và các chủ thể liên quan.

"Vì đơn giản hóa vấn đề và chỉ chú trọng giấc mơ tích hợp, quên các hệ lụy mà dư luận rất quan tâm, trong đó có rất nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm. Đơn cử, việc tự ý thay đổi bản dịch cũ của bài Sơn quốc Nam Hà bằng một bản dịch mới mà khi đọc từ nhà nghiên cứu lịch sử đến nhà nghiên cứu văn học và người bình thường nhất đều không đồng tình với bản dịch mới được", ông Lai nói.

Cùng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, ĐB Trương Văn Vở cũng đề cập đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ trong thời gian qua và chất vấn trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về vấn đề này.

Câu chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Lai và đại biểu Trương Văn Vở sẽ được Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời vào phiên chất vấn chiều nay (16/11).

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news