Tin mới

ĐBQH: “Hàm tướng có cần số lượng nhiều như thế hay không?"

Thứ tư, 07/11/2018, 09:51 (GMT+7)

ĐB Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi: “Hàm tướng có cần số lượng nhiều như thế hay không? Cấp tướng phải có quân số nhất định để chỉ huy chứ không thể mang hàm tướng mà quân số chẳng bao nhiêu”.

ĐB Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi: “Hàm tướng có cần số lượng nhiều như thế hay không? Cấp tướng phải có quân số nhất định để chỉ huy chứ không thể mang hàm tướng mà quân số chẳng bao nhiêu”.

Pháp luật TP.HCM đưa tin, chiều 6/11, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi). ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cơ bản tán thành quy định như dự thảo, nhưng còn băn khoăn về số lượng cấp hàm tướng, đặc biệt trong điều kiện đất nước đang ở thời bình và ổn định về an ninh, chính trị, trật tự xã hội.

Đại biểu Phạm Văn Hòa.

“Về cấp hàm tướng, số lượng theo quy định như vậy là nhiều. Trên thế giới hiện nay, ở một số quốc gia, bộ trưởng quốc phòng, công an chỉ là dân sự mà vẫn chỉ đạo, chỉ huy cao nhất trong ngành” - ĐB Hòa nói.

ĐB Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi: “Hàm tướng có cần số lượng nhiều như thế hay không? Cấp tướng phải có quân số nhất định để chỉ huy chứ không thể mang hàm tướng mà quân số chẳng bao nhiêu”.

Dự thảo luật lần này cũng quy định, giám đốc công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở địa phương được phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 1, có cấp quân hàm cao nhất là thiếu tướng (trừ Hà Nội và TP.HCM là Trung tướng), song số lượng không quá 11 người, theo Kiến Thức.

ĐB Phạm Văn Hòa đặt vấn đề: “Có thành phố đang là loại 2 nhưng sau này lên loại 1 thì sao? Có phong hàm thiếu tướng hay không vì đã đủ số lượng rồi, hay lại điều động sang nơi khác để đảm bảo con số 11?”.

Đồng tình với ĐB Phạm Văn Hòa, ĐBQH Cao Đình Thưởng (Phú Thọ) cho rằng nên cân nhắc về quy định “trần” cấp tướng. “Quy định này cần cân nhắc nghiên cứu và nên khảo sát xem thực tế hiện nay đang có bao nhiêu trường hợp cấp bậc hàm cao nhất là thiếu tướng đang giữ chức vụ giám đốc công an các tỉnh không thuộc đơn vị hành chính loại 1”.

Bên cạnh đó,  thực tế, nhiều tỉnh không được xếp là đơn vị hành chính loại 1 nhưng có vị trí chiến lược an ninh trật tự. Người đứng đầu của lực lượng công an những tỉnh này cần có cấp bậc hàm tương đương như bậc hàm của các tỉnh xếp loại đơn vị hành chính loại 1 để thực hiện nhiệm vụ.

Chung mối quan tâm về điều khoản này, ĐB đoàn TP Hà Nội, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam Nguyễn Văn Được cũng nhấn mạnh: Đại tướng, thượng tướng thì không tranh cãi gì nữa, ủng hộ thôi. Về trung tướng thì 2 thành phố lớn là đương nhiên.

ĐB đoàn TP Hà Nội, Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam Nguyễn Văn Được

“Nhưng các đối tượng khác tôi đề nghị làm cho chặt chẽ số lượng theo quy định của Chính phủ, bảo đảm chất lượng. Về một ý trong nội dung phong tướng, tôi đề nghị thế này. Quan điểm của tôi là phong tướng để chúng ta cầm gậy chỉ huy quân, không nhất thiết cứ tỉnh nào loại I thì phải phong tướng. Quan điểm cá nhân tôi như vậy, bởi vì hiện nay chúng ta tính khoảng 11 tỉnh thành phố loại I, vậy thì tương lai 10 năm, 15 năm sau thì bao nhiêu loại I nữa hay vẫn nằm ở con số 11, 12? Tôi nghĩ rằng địa bàn nào trật tự trị an phức tạp, ma túy nhiều, phản động nhiều thì tôi đề nghị phong tướng cho các đồng chí để các đồng chí lãnh đạo chỉ huy quân. Bây giờ cứ lên loại I là phong tướng thì tôi nghĩ rằng không biết có nhiều không?”, báo Infonet dẫn lời ông Được bày tỏ.

Đặc biệt, ông Được cũng rất tâm tư khi cho rằng “quân đội và công an đều là lực lượng vũ trang”, vì thế trước Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị và nhiều đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị ở đây, ông Được cho rằng “công an các đồng chí được phong quân hàm thì tôi và nhiều người mừng cho các đồng chí. Nhưng đã nói lực lượng vũ trang thì bên thế này, bên thế khác không công bằng”.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news