Tin mới

"Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ thoả mong ước của cử tri, nhân dân cả nước"

Thứ ba, 23/10/2018, 09:40 (GMT+7)

Theo Trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có uy tín rất lớn do đó cử tri cũng hy vọng khi giữ thêm chức vụ, ông tiếp tục có những đóng góp quan trọng, góp phần đưa đất nước tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập".

Theo Trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có uy tín rất lớn do đó cử tri cũng hy vọng khi giữ thêm chức vụ, ông tiếp tục có những đóng góp quan trọng, góp phần đưa đất nước tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập".

Chiều qua, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp hành TƯ Đảng thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.

Sáng nay, Quốc hội bầu Chủ tịch nước - Ảnh 1.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội.

Theo dự kiến, các ĐB sẽ thảo luận tại đoàn và bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước vào phiên họp sáng nay.

Kết quả kiểm phiếu được công bố vào chiều nay. Ngay sau đó, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Trao đổi về việc này bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thanh Hải, Trưởng ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho biết khi có thông tin Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, qua kênh của Ban cho thấy, cử tri đồng tình cao.

"Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có uy tín rất lớn do đó cử tri cũng hy vọng khi giữ thêm chức vụ, ông tiếp tục có những đóng góp quan trọng, góp phần đưa đất nước tiến nhanh hơn trong quá trình hội nhập", trên Trí thức trẻ bà Hải nói.

ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho hay, qua tiếp xúc cử tri trước kỳ họp 6, cá nhân ông thấy cử tri rất ủng hộ phương án nhân sự Chủ tịch nước do Ban chấp hành TƯ giới thiệu.

"Giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu làm Chủ tịch nước là thoả mong ước của cử tri, nhân dân cả nước. Nhiều ĐB cũng mong muốn như thế. Tôi tin QH sẽ đồng tình, ủng hộ cao", trên VietNamNet dẫn lời ông Phương nói.

Theo ông Phương, việc người đứng đầu Đảng, cũng đứng đầu Nhà nước sẽ tạo ra nhiều thuận lợi, nhất là trong công tác đối ngoại.

Ông cũng cho hay, thời gian qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn rất lớn, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng cho biết, người dân rất hài lòng, đồng tình ủng hộ khi TƯ thống nhất giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để QH bầu làm Chủ tịch nước.

Trước đó, chiều 3/10, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.

Chia sẻ góc nhìn của mình về sự kiện này, ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương, nói ông ủng hộ việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước.

"Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm được rất nhiều việc, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ nên việc ông được giới thiệu để Quốc hội bầu giữ thêm chức vụ Chủ tịch nước là rất tốt. Tôi tin Quốc hội sẽ bỏ phiếu tán thành", trên Trí thức trẻ dẫn lời ông Thưởng nhấn mạnh.

Theo ông, phương án này sẽ mang lại nhiều tác dụng lớn, trước hết sẽ thống nhất sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Còn PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng phương án Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước được thực hiện trong thời điểm hiện nay là phù hợp với xu thế của thế giới, cũng như điều kiện tình hình cụ thể của Việt Nam.

Ở nhiều nước trên thế giới, cơ chế lãnh đạo các đảng cầm quyền kiêm lãnh đạo Nhà nước hay Chính phủ được thực hiện từ lâu. Ví dụ ở Trung Quốc, Tổng Bí thư sẽ kiêm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Hay ở Lào, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào sẽ kiêm Chủ tịch nước.

Tại Nhật Bản, Chủ tịch đảng thắng cử, nắm quyền lãnh đạo sẽ đương nhiên là Thủ tướng. Như Singapore, Tổng thư ký đảng cầm quyền đương nhiên là Thủ tướng... Ở nhiều nước Châu Âu, Mỹ La-tinh cũng có tổ chức, cơ chế tương tự - ông Phúc chỉ rõ.

"Đến nay, việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước đã chín muồi, là phương án tốt nhất, hợp lòng dân, phù hợp với xu hướng chung. Điều quan trọng là cần tìm mô hình tổ chức như thế nào để cơ chế này phát huy, hoạt động hiệu quả nhất", PGS Phúc nói.

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news