Tin mới

ĐB sông Cửu Long đứng đầu cả nước về số học sinh bỏ học

Thứ hai, 28/09/2015, 14:34 (GMT+7)

Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều nhất cả nước là kết luận của Hội nghiệp tổng kết 5 năm phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015.

Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều nhất cả nước là kết luận của Hội nghiệp tổng kết 5 năm phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2015.

Theo báo Tiền Phong đưa tin, tỉ lệ học sinh bỏ học của ĐBSCL cao nhất nước, các cấp học đều cao gấp 3 lần cả nước.

Địa hình chia cắt khiến cho nhiều học sinh phải bỏ học (Ảnh: Báo Nhân dân)

Cụ thể là: Bậc THPT là 3,94% (cả nước 1,79%, Tây Bắc 1,99%, Tây Nguyên 1,32%); cấp THCS 3,26% (cả nước 1,37%, Tây Bắc 1,04%, Tây Nguyên 1,3%) và bậc tiểu học là 0,45% (cả nước 0,16%, Tây Bắc 0,1%, Tây Nguyên 0,3%). Như vậy, so với cả những vùng khó khăn như tây Nguyên, Tây Bắc thì ĐBSCL vẫn có tỉ lệ học sinh bỏ học cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo còn khắc phục chậm; sự chênh lệch về cơ cấu tuyển sinh học nghề theo trình độ, còn tập trung vào trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.

Đồng thời, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cũng đang là vấn đề cần được quan tâm ở ĐBSCL vì thiếu giáo viên ở một số địa phương vẫn còn nhiều, cơ sở vật chất còn chưa được đáp ứng đầy đủ, nhiều lớp học bị xuống cấp, toàn vùng còn 1.233 phòng học tạm...

Theo đó nguyên nhân được rút ra cho những vấn đề trên là xuất phát từ địa hình đặc thù vùng miền nhiều sông ngòi, kênh rạch chia cắt, dân cư phân bố không đồng đều nên ảnh hưởng tới việc đi lại của học sinh, và việc huy động học sinh đến trường.

Cùng với đó là nhiều cơ sở giáo dục chưa phát huy hết được quyền tự chủ trong thực hiện nhiệm vụ, chưa chủ động đổi mới nội dung, cơ cở vật chất chưa được đầu tư thích hợp, nguồn nhân lực thiếu và chưa đồng bộ...

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết trên Dân trí: “Để phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế nêu trên, trong giai đoạn 2016-2020 Ngành giáo dục sẽ tập trung nâng cao giáo dục toàn diện, quy hoạch cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đại học và dạy nghề phù hợp với quy mô phát triển, điều kiện vùng sông nước, chuyển đổi trọng tâm từ phát triển quy mô sang nâng cao chất lượng và hiệu quả, đào tạo theo nhu cầu của thị trường và xã hội, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo...”.

Hạ Vân ( tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news