Tin mới

Đề xuất tịch thu xe "ma men": Cần thiết thì phải sửa luật

Thứ hai, 09/03/2015, 08:55 (GMT+7)

Liên quan đến đề xuât tịch thu xe "ma men" của  Ủy ban ATGT Quốc gia , đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng: "để thực hiện đề xuất này, nếu cần thiết thì phải sửa luật, vì pháp luật của ta ban hành ra trong thời điểm chưa xuất hiện những tình huống điển hình".

Liên quan đến đề xuât tịch thu xe "ma men" của  Ủy ban ATGT Quốc gia , đại biểu quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng: "để thực hiện đề xuất này, nếu cần thiết thì phải sửa luật, vì pháp luật của ta ban hành ra trong thời điểm chưa xuất hiện những tình huống điển hình".


 

Trao đổi trên báo Giao thông vận tải, ông Nguyễn Sỹ Cương (Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) nêu quan điểm ủng hộ biện pháp mạnh trong việc xử phạt.

Theo tôi, bất cứ hành vi vi phạm nào cũng bị xử thì sẽ khác. Lúc đó mới thể hiện được tinh thần thượng tôn pháp luật, mới nâng cao được ý thức chấp hành của người dân, giá trị về mặt pháp luật mới được nâng cao”, ông Cương nói.

Riêng với đề xuất tịch thu phương tiện của tài xế “ma men” của Ủy ban ATGT Quốc gia, ông Cương cho rằng nên áp dụng đối với những trường hợp tái phạm, còn đối với vi phạm lần đầu thì chưa nên áp dụng ngay. Để thực hiện đề xuất này, nếu cần thiết thì phải sửa luật, vì pháp luật của ta ban hành ra trong thời điểm chưa xuất hiện những tình huống điển hình. Do đó, giờ trong xã hội có tình huống phát sinh, nếu cần thiết thì phải sửa đổi cho phù hợp, có những khi vừa sửa xong nhưng cần thiết thì vẫn phải sửa đổi tiếp.

Đề xuất tịch thu xe ma men: Cần thiết thì phải sửa luậtĐB Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, để thực hiện đề xuất tịch thu xe "ma men", cần thiết thì phải sửa luật

“Theo tinh thần chung, tôi ủng hộ biện pháp mạnh như đề xuất, nhưng phải đảm bảo vấn đề pháp lý, nếu cần thiết thì phải sửa đổi một số luật cho đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật”, ông Cương nhấn mạnh.

Như tin tức đã đưa, Ủy ban ATGT Quốc gia đã đưa ra đề xuất kiến nghị Chính phủ cho phép thí điểm tịch thu bằng lái xe, tịch thu phương tiện đối với người điều khiển ô tô, mô tô say xỉn, có nồng độ cồn trên 80 miligam/100 mililít máu.

Ngay sau khi đề xuất được công bố, nhiều ý kiến đã chia sẻ những băn khoăn liên quan như: tịch thu phương tiện sẽ ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người; tịch thu phương tiện của người vi phạm là không công bằng khi giá trị mỗi loại xe khác nhau; đề xuất không phù hợp với luật quy định hiện hành…Tuy nhiên, ông Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia khẳng định: “tịch thu xe là có cơ sở pháp lý”.

Ông Hùng lý giải, khi chiếc xe là phương tiện mưu sinh của cả gia đình thì người điều khiển phương tiện đó cũng phải suy nghĩ là chiếc xe này rất quan trọng, ảnh hưởng đến gia đình mình, nên càng phải có trách nhiệm, không vi phạm các quy định để bảo vệ lợi ích gia đình. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của mình cũng là bảo vệ cuộc sống gia đình mình.

Ông Hùng cũng khẳng định, đi xe Rolls - Royce hay Matiz thì mà vi phạm thì đều bị xử lý như nhau, đều bị tịch thu như nhau.

Trước thắc mắc xe vi phạm là xe biển xanh thì sẽ xử lý như thế nào?, ông Hùng cho biết, tất cả các xe vi phạm đều xử lý theo quy định.

"Không có một cơ quan nào cho phép cán bộ của mình vi phạm mà lại không bị xử lý. Do vậy, nếu như người cán bộ vi phạm thì đều bị xử lý theo quy định", ông Hùng khẳng định.

Trước nhiều luồng ý kiến khác nhau, ngày 6/3, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ liên quan khẩn trương nghiên cứu đề xuất của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia. Các bộ phải báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 31/3.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news