Những sản phẩm đồ dùng học tập có giá chỉ vài ngàn đồng/sản phẩm, đa phần nguồn gốc từ Trung Quốc nhập về. Học sinh tiểu học cầm, nắm thậm chí là ngậm, cắn, rất dễ nhiễm hóa chất, kim loại nặng vào cơ thể.
Xung quanh việc hóa chất kim loại nặng từ đồ dùng học sinh nguy hại cho trẻ em hoang mang dư luận: Hiểm họa từ những sản phẩm độc hại được giới thiệu là có xuất xứ Trung Quốc?
Những sản phẩm đồ dùng học tập có giá chỉ vài ngàn đồng/sản phẩm, đa phần nguồn gốc từ Trung Quốc nhập về. Học sinh tiểu học cầm, nắm thậm chí là ngậm, cắn, rất dễ nhiễm hóa chất, kim loại nặng vào cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Lơ mơ xuất xứ đồ dùng học tập rẻ tiền?
Mặc dù, trước thềm năm học 2015 - 2016, nhiều cửa hàng văn phòng phẩm đã nhập về số lượng lớn đồ dùng học tập cung ứng cho thị trường. Theo quan sát và tìm hiểu, có nhiều đồ dùng không rõ nguồn gốc, giá rẻ và bắt mắt được bày bán công khai. Tại nhiều cửa hàng văn phòng phẩm trên địa bàn Hà Nội, các sản phẩm được bày bán tràn lan và chủ yếu sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Sản phẩm đồ dùng học tập được làm với nhiều hình thù, mùi hương, màu sắc khác nhau và khó kiểm soát chất lượng sản phẩm. |
Đối tượng khách hàng mua sản phẩm chủ yếu là phụ huynh có con là học sinh tiểu học, để thu hút được đối tượng khách hàng này mẫu mã sản phẩm luôn là vấn đề các chủ cửa hàng quan tâm. Với rất nhiều hình thù, màu sắc bắt mắt những sản phẩm đó đã thành công trong việc thu hút khách mua. Thế nhưng những sản phẩm như vậy thường không có nhãn mác hoặc chỉ có một vài dòng chữ giới thiệu về sản phẩm bằng chữ Trung Quốc.
Những sản phẩm như vậy thường có giá thành rất rẻ, nhưng về chất lượng thì không có cơ sở nào đảm bảo cho sự an toàn đó. Một bộ tẩy đủ hình thù, màu sắc như các loại trái cây, bánh, kem... có giá từ 5.000 đến 15.000đ. Các loại bút mực, bút nước, bút xóa... chỉ có giá giao động dưới 10.000đ. Đặc biệt những dụng cụ được trang trí bởi chất lỏng sóng sánh lạ mắt được học sinh ưa thích như cục chặn giấy, bút nhớ dòng, gọt bút chì... có giá chưa tới 30.000đ.
Tại các cửa hàng thuộc đường Trần Quốc Hoàn - Cầu Giấy - Hà Nội, nơi tập chung nhiều trường tiểu học, trung học xung quanh bày bán tràn lan những sản phẩm như vậy. Khi được hỏi các đồ dùng này có nguồn gốc từ đâu, chủ cửa hàng trả lời "Chị thấy mẫu mã đẹp nên nhập về bán thôi, nguồn gốc em tự nhìn trên sản phẩm đấy, nhiều sản phẩm gia công họ làm bao bì đơn giản nên không có thông tin".
Điều đặc biệt rất ít khách hàng tỏ ra quan tâm về nguồn gốc sản phẩm, họ lựa chọn sản phẩm dựa trên mẫu mã. Chị Phương Linh (26 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Con trai tôi năm nay vào lớp một. Đồ dùng của cháu tôi cũng không mua cố định ở đâu cả, cứ tiện đường thì mua. Nói chung tôi thường chọn mua những sản phẩm tiện cho con mình sử dụng, mẫu mã không quan trọng nhưng đôi khi cũng lựa chọn theo sở thích của cháu".
Tiềm ẩn nguy cơ độc hại
Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất phải sử dụng các chất phụ gia cũng như các chất hóa học để sản phẩm gia công đạt được hình thức như mong muốn. Nhiều đồ dùng không chỉ có màu sắc sặc sỡ, hình dạng đa dạng mà còn có mùi thơm hấp dẫn nên trong quá trình sử dụng, trẻ không chỉ tiếp xúc qua da tay, qua đường hô hấp mà nhiều trẻ còn có thói quen ngậm đồ dùng học tập. Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ như dị ứng da, ngộ độc, thậm chí có thể gây biến chứng lâu dài.
Kết quả phân tích của Viện Công nghệ hóa học (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) cho thấy chất lỏng trong sản phẩm chặn giấy chứa một số kim loại nặng bao gồm chì, asen, Cd (cadmium) với hàm lượng khá cao. Các nhà khoa học tại đây cảnh báo khi nuốt Cd (độc hại chẳng kém thủy ngân), asen và chì vào cơ thể với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ngộ độc cấp tính, dẫn đến tử vong.
Gần đây nhất cũng có vụ việc một bé trai ở TP.Vinh, Nghệ An vào ngày 9/5 vì uống nhầm dung dịch lỏng chảy ra từ hộp nhựa đựng tăm vấn đề chất lỏng độc hại được sử dụng trong trang trí sản phẩm càng được đề cao hơn. Ngoài ra vào hồi tháng 6/2014 Cơ quan giám sát ô nhiễm Liên minh EcoWaste (Philippines) cũng phát hiện ra rằng một số đồ dùng học tập được bán tại Manila và Makati bao gồm ba lô, bảng đen và màu vẽ chứa độc tố ở mức báo động. Cụ thể các sản phẩm có lượng chì ở mức cao nhất gồm sản phẩm màu vàng có đính đinh tán chứa 140.000 phần triệu (ppm) chì.
Những độc chất này nếu chị nhiễm phải sẽ làm giảm chỉ số IQ ở trẻ. Điều này cũng đi ngược lại với quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cấm sử dụng chì trong sản xuất đồ dùng. Với những cảnh báo và sự việc đã diễn ra các bậc phụ huynh cần phải có sự cảnh giác trong việc lựa chọn những sản phẩm cho con mình.
Những sản có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và thành phần sản phẩm rõ ràng hoặc đã được xác định có an toàn tại Việt Nam sẽ là sự lựa chọn tốt nhất. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được những ảnh hưởng từ các chất độc hại và sẽ có môi trường tốt để phát huy trong học tập.
Những món đồ chơi chứa độc, gây hại cho trẻ
Loại đồ chơi này có kích thước nhỏ, khi ngâm vào nước hay dung dịch có thể nở ra đến 400%. Loại đồ chơi này, nếu nuốt phải, sẽ nở to phình rộng bên trong cơ thể, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, khó chịu và mất nước, đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hạt nở có độc chứa chứa 1,4-butanediol, chất được chuyển hóa vào loại chất kích thích gamma-Hydroxybutyric acid (GHB, một chất gây mê được dùng làm chất kích thích để giải trí).
Những trẻ em bị ảnh hưởng đã có các triệu chứng co giật - hiệu ứng phụ đôi khi gặp của việc dùng GHB quá liều. Khi ở dạng cứng, hạt nở sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu rơi vào mắt, gây viêm mạc, chưa kể những viên bi lấp lánh xinh xắn này làm trẻ dễ bỏ vào miệng nhai. Tại VN, học sinh ở Thanh Hóa đã bị ngộ độc hàng loạt do loại hạt này. 22 học sinh và 1 giáo viên của trường trung học cơ sở xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa phải nhập viện với các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, một số ca buồn nôn. Nguyên nhân do cốc hạt nhựa nở ngâm nước phát tán mùi và chất nhựa khiến gây buồn nôn, chóng mặt cho người xung quanh.
Những món đồ chơi của trẻ nhỏ cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại. |
Loại đồ chơi này được đổ đống trên vỉa hè, không đóng túi, nhãn mác. Màu sắc của các món đồ không tươi sáng mà xỉn màu, xù xì và tương đối thủ công, dễ phân biệt so với các loại thông thường khác. Với các đặc điểm xỉn màu, giá thành siêu rẻ của loại đồ chơi này, các chuyên gia hóa sinh đều khẳng định nó được làm từ nhựa tái sinh.
Theo các chuyên gia Viện hóa học Công nghiệp Việt Nam, nhựa có nhiều loại, nếu là nhựa nguyên sinh thì độ an toàn cao, còn nhựa tái sinh thì rất nguy hiểm nếu tiếp xúc gần gũi với con người. Tuy nhiên, xét cho cùng, tất cả các loại nhựa dù nguyên sinh hay tái sinh khi tiếp xúc với nhiệt độ cao đều sản sinh ra chất độc hại. Trong quá trình gia công nhựa, người ta có thể đưa vào một số chất hóa dẻo, chất phụ gia. Đặc biệt, các sản phẩm có chứa chất hóa dẻo khi ở nhiệt độ cao sẽ thải ra chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người như tim mạch, tuần hoàn máu hay thậm chí có thể gây ra bệnh tâm thần, ung thư…
Phân tích về vấn đề này, chuyên gia ngành nhựa Nguyễn Giang cho biết: ở Việt Nam không chủ động được nguyên liệu nên đa phần nhập ngoại. Các cơ sở sản xuất hay sử dụng nhựa tái chế để tái chế loại để làm bao bì, hộp nhựa đựng thực phẩm, trong đó có đồ chơi siêu rẻ.
Mà các cơ sở sản xuất tư nhân, do điều kiện cơ sở, công nghệ, máy móc chưa cao nên thường sơ chế một cách sơ sài, miễn sao ra được hạt nhựa để bán ra ngoài.
Chuyên gia Nguyễn Giang cho biết, theo cảm quan, người tiêu dùng nên dùng loại đồ chơi bằng nhựa có màu sắc rõ ràng, sắc nét, trong; hoặc trên bề mặt nhựa trông sạch sẽ thì yên tâm hơn. Bởi khi đã độn nhựa tái chế vào thì không thể trong suốt được nữa, không nên sử dụng bao bì độn nhựa có màu.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, phụ huynh không nên ham rẻ mà mua đồ chơi không rõ nguồn gốc cho trẻ. Có thể ngay hiện tại, trẻ chưa có biểu hiện của bệnh, nhưng về lâu dài, những chất độc hại của đồ chơi không an toàn sẽ gây ảnh hưởng đến phế quản, khí quản, hệ tiêu hóa... Cần phải bỏ ngay những đồ chơi này, bởi không thể tẩy rửa bằng các dung dịch thì đồ chơi nguy hại thành an toàn được.
Mới đây, một bé trai 17 tháng tuổi tại Thành phố Vinh, Nghệ An tử vong do uống phải dung dịch chất lỏng chảy ra từ hộp nhựa đựng tăm đã làm dấy lên những lo ngại về ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng của những mặt hàng dạng này.
Trên thực tế, lâu nay các mặt hàng như hộp cắm bút, cục chặn giấy bằng nhựa chứa dung dịch chất độc hại như chì, asen, Cd… được bày bán tràn lan trong khắp các nhà sách, cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ. Người tiêu dùng cũng vô tư mua để sử dụng và mang đi cho - tặng, trong đó đối tượng sử dụng nhiều nhất vẫn là các em học sinh và dân văn phòng.
Các cảnh báo về tác hại tiềm ẩn của các mặt hàng này chỉ mới được phát đi sau sự việc đáng tiếc ở trên. Tuy nhiên, ngay cả khi các cảnh báo được đưa ra, nhiều người bán và người mua vẫn không hề hay biết về các thông tin này. Khảo sát tại một số hiệu sách trên địa bàn Hà Nội cho thấy, hàng loạt cửa hàng vẫn vô tư bày bán các mặt hàng văn phòng phẩm như chặn giấy, hộp cắm bút… có chứa “chất lỏng gây chết người”. Đặc điểm chung của các sản phẩm này là rất rẻ, chỉ khoảng trên dưới 50 nghìn đồng và không hề có tem mác ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ, cảnh báo sử dụng.
Khi được hỏi nhiều người bán và cả người mua thừa nhận, lần đầu tiên nghe nói tới việc ăn phải chất lỏng này có thể gây chết người. “Các mặt hàng này chúng tôi nhập lại của một người đổ buôn và bán từ rất lâu rồi, chưa thấy có phản ánh gì về chất lượng sản phẩm”, nhân viên tại một nhà sách trên đường Quang Trung, Hà Đông cho biết.
Trả lời thắc mắc về xuất xứ và chất lượng của sản phẩm, một nhân viên tại một hiệu sách khá lớn khác trên đường Giảng Võ, Ba Đình cho hay: “Chắc là hàng Trung Quốc thôi, giá rất rẻ mà. Còn về chất lỏng ở trong đó, tôi cũng cho là toàn hoá chất và đã là hoá chất thì hoàn toàn không thể uống. Mặc dù không có cảnh báo trên sản phẩm nhưng tôi nghĩ mọi người đều cần phải tự biết điều đó”.
Ngoài việc người bán không hề hay biết cũng như không có mấy trách nhiệm trong cảnh báo người tiêu dùng thì điều đáng lo ngại hơn cả là bản thân người tiêu dùng hoàn toàn không có ý thức bảo vệ chính mình. Các mặt hàng văn phòng phẩm, mà cụ thể ở đây là các hộp cắm bút và chặn giấy được thiết kế với mẫu mã khá đa dạng, màu sắc bắt mắt dễ thu hút sự chú ý của đối tượng học sinh.
Phạm Thủy