Tin mới

Độc đáo tín ngưỡng dựng câu nêu ngày Tết của dân tộc Ba Na

Thứ hai, 08/02/2016, 07:28 (GMT+7)

Không cúng bái cầu kỳ như người Kinh, đồng bào Ba Na ở Tây Nguyên đón Tết Nguyên đán theo những cách riêng biệt. Với họ, cây nêu, ghè rượu, cồng chiềng là những thứ 

Không cúng bái cầu kỳ như người Kinh, đồng bào Ba Na ở Tây Nguyên đón Tết Nguyên đán theo những cách riêng biệt. Với họ, cây nêu, ghè rượu, cồng chiềng là những thứ không thể thiếu trong dịp đón chào năm mới.

Dân tộc Ba Na với các tên gọi khác nhau như: Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông. Ðịa bàn cư trú của người Ba Na trải rộng trên các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và miền Tây các tỉnh Bình Ðịnh, Phú Yên và Khánh Hoà. Người Ba Na canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy.

Người Ba Na sống gần gũi với thiên nhiên núi rừng do vậy các bản làng của người Ba Na  thường quần tự ở những nơi gần nơi sông, suối. Trong đời sống cộng đồng xã hội của người Ba Na, chế độ mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Ở mỗi làng Ba Na thường có một nhà công cộng là nhà Rông to, đẹp ở giữa làng. Nhà Rông là nơi dân làng hội họp, tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng.

Độc đáo tín ngưỡng dựng câu nêu ngày Tết của dân tộc Ba Na. Ảnh Cổng thông tin điện tử tỉnh Kon Tum

Theo quan niệm của đồng bào người Ba Na (Tây Nguyên), nhưng ngày đầu năm mới là thời khắc thiêng liêng cầu được ước thấy. Chính vì vậy, vào dịp này người dân thường dựng cây nêu để chào đón năm mới. Cây nêu như một chiếc cầu, kết nối bầu trời và mặt đất, để người dân có thể cầu nguyện Yàng che chở, ban mưa thuận gió hòa, một năm nhiều may mắn thành quả.

Trao đổi trên báo Đời Sống và Pháp Luật, già A Hưng (làng Kon Rờ Bàng 1, xã Vinh Quang, TP Kon Tum) cho biết: “Từ thuở khai thiên lập địa, đối với đồng bào người Ba Na, hình ảnh cây nêu, ghè rượu, cồng chiêng, là những thứ không thể thiếu trong những dịp lễ, Tết. Trải qua bao thế hệ, in sâu trong tiềm thức của người Ba Na, cây nêu được ví như biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có trường tồn. Ngoài ra, trong tín ngưỡng của người Ba Na cây nêu còn có ý nghĩa tâm linh – nơi giúp người làng tiến gần hơn với thế giới của các vị thần. Vì vậy, vào dịp lễ hội, làng nào dựng được cây nêu càng cao, càng đẹp chứng tỏ cuộc sống càng sung túc, phồn vinh, đồng thời dễ dàng chuyển tải ước vọng con người đến với Yàng, các vị thần”.

Việc dựng cây nêu trong ngày Tết Nguyên đán của đồng bào Ba Na rất cầu kỳ và công phu. Trước Tết khoảng một tháng, những thanh niên trong làng được giao nhiệm vụ vào tận rừng sâu để tìm lồ ô, tre, nứa thân to dài mang về cho các bô lão trong làng dựng nêu.

Cây nêu sẽ được đặt ở giữa làng, việc dựng nêu Tết sẽ tiến hành vào buổi sáng, vì người dân tộc Ba Na luôn đặt tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời với mong ước về vụ mùa tốt tươi.

Cây nêu của đồng bào Ba Na thường cao khoảng 20m, phần gốc nêu có 12 cây xôl (cao khoảng 4m làm bằng cây tre). Phần giữa cây nêu là nhưng cây móc làm bằng cây le, tỏa ra các hướng, với hy vọng cầu mong sức khỏe, an lành.

Ngoài dịp lễ, Tết, đồng bào Ba Na còn dựng câu nêu vào trong các lễ hội lớn như:  Lễ đâm trâu, mừng chiến thắng, mừng nhà mới, cúng mừng người ốm vừa khỏi bệnh... 

H.Yen (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: Ba Na cây nêu