Tin mới

Đôi nam nữ diễn "cảnh nóng" trong rạp chiếu phim CGV có bị xử lý?

Thứ năm, 02/08/2018, 09:18 (GMT+7)

Liên quan vụ việc đôi trai gái quan hệ tình dục trong rạp chiếu phim CGV rồi bị phát tán hình ảnh trên mạng, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) đã chia sẻ quan điểm về hành vi của cặp đôi trẻ.

Liên quan vụ việc đôi trai gái quan hệ tình dục trong rạp chiếu phim CGV rồi bị phát tán hình ảnh trên mạng, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) đã chia sẻ quan điểm về hành vi của cặp đôi trẻ.

Kết quả hình ảnh cho quan he rap cgv

Trao đổi trên tờ Tri thức trực tuyến, luật sư Thơm cho biết, pháp luật hiện hành giải thích nơi công cộng gồm những địa điểm trong nhà như rạp chiếu phim, nhà hát, quán trà sữa,... và các nơi có không gian bên ngoài như công viên, đường phố, sân vận động...

Ở Việt Nam, quan hệ tình dục nơi công cộng là hành vi không phù hợp văn hóa và thuần phong mỹ tục. 

Theo ông Thơm, về pháp lý, trước đây Nghị định 73 của Chính phủ xử phạt vi phạm quy định về nếp sống văn minh, các hành vi như không mặc quần áo hoặc mặc quần áo lót ở nơi hội họp đông người, các địa điểm văn hóa, tín ngưỡng, nơi làm việc của các cơ quan Nhà nước có thể bị phạt hành chính 60.000-100.000 đồng.

Tuy nhiên, từ 2013, hành vi vi phạm quy định về nếp sống văn minh nói trên đã bị loại ra ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Do đó, cơ quan chức năng khó áp chế tài để xử lý đôi nam nữ quan hệ tình dục trong rạp chiếu phim CGV đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây.

"Tuy không có chế tài xử lý đối với hành vi của đôi nam nữ bị quay cảnh nóng, nhưng khi bắt gặp những hình ảnh đó, nhân viên rạp hoặc người khác có nhiều cách ứng xử hợp pháp", luật sư Thơm giải thích.

Cũng theo ông Thơm, để tránh gặp phải rắc rối, nhân viên rạp chiếu phim nên báo người quản lý để đề nghị đôi nam nữ chấm dứt sử dụng dịch vụ theo quy chế của rạp. Tiếp đó, người phụ trách có thể yêu cầu người vi phạm rời khỏi cơ sở kinh doanh.

Mỗi cơ sở kinh doanh các dịch vụ giải trí, công cộng đều có quy định riêng đối với khách hàng. Việc ứng xử như trên đã tuân thủ quy chế ở nơi công cộng, đồng thời không trái quy định pháp luật.

Trả lời câu hỏi khách hàng cần phải làm gì khi hình ảnh riêng tư của mình bị phát tán?, trên tờ Trí thức trẻ dẫn lời Luật sư Thơm cho biết: Khi khách hàng mua vé vào xem phim được coi là việc xác lập hợp đồng dân sự giữa người sử dụng dịch vụ và bên cung cấp dịch vụ là CGV.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, trong quá trình thực hiện hợp đồng, về nguyên tắc, CGV không được tiết lộ thông tin bí mật cá nhân của khách.

Nếu hình ảnh cá nhân "nhạy cảm" của khách bị tung lên mạng trong quá trình thực hiện hợp đồng gây thiệt hại đến quyền nhân thân thì trước tiên họ có quyền làm đơn tố cáo đến các cơ quan pháp luật để xử lý người đưa các hình ảnh đó lên mạng.

Nếu có căn cứ xác định người có lỗi gây ra thiệt hại về quyền nhân thân thì khách hàng có quyền yêu cầu bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Trong trường hợp này, CGV phải có trách nhiệm liên đới bồi thường theo quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015.

"Tùy theo tính chất mức độ, hậu quả gây ra, người chụp lại hình ảnh “nhạy cảm” của người khác và đưa cho người thân quen sử dụng đưa lên mạng xã hội sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Người này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng.

Trường hợp các hình ảnh “nhạy cảm” của khách được các cơ quan chuyên môn giám định là thuộc danh mục văn hóa phẩm đồi trụy thì những người làm ra và đưa lên mạng xã hội nhằm mục đích phổ biến cho người khác, nếu thỏa mãn các dấu hiệu tội phạm sẽ bị xử lý về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015", luật sư Thơm nhấn mạnh.

Đức Hoà (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news