Tin mới

Sai lầm khi đi lễ chùa nhiều người mắc phải

Thứ năm, 22/01/2015, 10:45 (GMT+7)

Đổi tiền lẻ, dùng tiền lẻ để đi lễ chùa từ lâu vẫn được coi là việc làm bất di bất dịch đối với đại đa số người dân Việt Nam. Tuy nhiên, dùng tiền lẻ để đi chùa có phải là một hành vi đúng đắn hay không?

Đổi tiền lẻ, dùng tiền lẻ để đi lễ chùa từ lâu vẫn được coi là việc làm bất di bất dịch đối với đại đa số người dân Việt Nam. Tuy nhiên, dùng tiền lẻ để đi chùa có phải là một hành vi đúng đắn hay không?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa mới công bố thông tin rằng năm nay, ngân hàng sẽ không in tiền lẻ có mệnh giá từ 5000 đồng trở xuống để tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước và hạn chế việc dùng tiền lẻ không đúng nơi, đúng chỗ.

Trước tình hình này, dịch vụ đổi tiền lẻ lại càng có cơ hội kiếm lời đối với những "thượng khách". Những người có nhu cầu dùng tiền lẻ để đi lễ chùa vẫn bất chấp mức chênh lệch có thể lên tới 70%, họ vẫn sẵn sàng móc hầu bao để có được số tiền lẻ mình cần.

Các dịch vụ đổi tiền lẻ không khó tìm trên các diễn đàn, mạng xã hội và thậm chí chuyên nghiệp hơn là có cả những trang web đổi tiền lẻ trên mạng. Chỉ cần một cú click chuột là khách hàng đã có thể giao dịch thành công. Khi đến các đền, chùa, dịch vụ đổi tiền lẻ sẽ "phục vụ" vào tận cổng chùa, sân chùa là chuyện không lạ.

    

Việc dải tiền lẻ khắp nơi, gài vào tay tượng phật khi đi chùa là hành vi lệch chuẩn

Và chính vì thế mà người đi lễ chùa vẫn thoải mái dải tiền lẻ trên khắp các ban thờ hay bất cứ nơi nào mà họ có thể đặt tiền.

Sở dĩ tiền lẻ được chuộng cho việc đi lễ chùa là do thói quen khó bỏ và do quan niệm chưa đúng của người dân về công đức, cúng lễ cho đền chùa. Nhiều người nghĩ rằng dùng tiền lẻ để "giọt dầu" cho nhà chùa là thể hiện lòng thành của mình với đức Phật, dùng tiền lẻ sẽ đặt được nhiều chỗ trong chùa và như thế đức Phật sẽ thấy được "tâm" của người dâng lễ.

Đóng góp tiền công đức, nhằm tu bổ nơi cúng lễ, với sự thành tâm là việc làm hết sức ý nghĩa. Song, thói quen dùng tiền lẻ đặt lên mâm cúng, gài vào tượng phật hay giắt lên cây từ lâu được cho là những hành động phản cảm, xúc phạm thánh thần, làm khổ các nhà tu hành.

Và theo sự phân tích của nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thì việc đổi tiền lẻ đi chùa là hành động sai trái,

Thứ nhất, đổi tiền lẻ đi chùa là vi phạm những quy định chung, quy định khi sử dụng tiền, người làm dịch vụ đổi tiền lẻ có triết khấu phần trăm đã vi phạm pháp luật về việc sử dụng tiền. Người đi đổi tiền lẻ đã tiếp tay cho những hành động vi phạm quy định của pháp luật. Vô hình chung, chúng ta đã đối xử không đúng với đồng tiền, không tôn trọng giá trị của đồng tiền lẻ, nhất là đối với một đất nước còn nghèo như nước ta thì việc trân trọng giá trị đồng tiền lại càng cần hơn bao giờ hết.

Thứ hai, việc sử dụng tiền lẻ để cúng lễ nơi chùa chiền là không đúng với nghi thức Phật giáo, không phải cứ nhiều tiền lẻ dải ở chùa là người đi lễ càng có lộc, công đức nhiều là có nhiều bổng lộc. Người đi chùa đã không hiểu nghi thức tôn giáo hoặc theo tâm lý đám đông mà người ta bắt chước nhau, hùa theo nhau.

                                                   

Theo nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ, không phải cứ công đức nhiều là được nhiều bổng lộc

Việc này ở bất cứ ngôi chùa nào cũng đã có quy định không dải tiền lẻ ở không đúng nơi quy định nhưng dường như người dân vẫn làm ngơ coi như không biết.

Trong nghi thức của Phật giáo, có hai điều được coi là tà lễ, thứ nhất, người đến bái lễ "xướng hoạ cầu danh", mà cầu danh tức là cầu lộc thì đo là tà lễ. Thứ hai, "ngã mạn kiêu tâm" tức là rắc tiền khắp nơi trong nhà chùa, coi mình hơn cả thần thánh, khoa trương, đó cũng là tà lễ.

Để hạn chế những hành vi sai trái này, theo nhà nghiên cứu Hùng Vĩ, việc hạn chế in tiền lẻ của ngân hàng Nhà nước cần kết hợp với việc tuyên truyền văn hoá, lối sống mới cho người dân, giáo dục tư tưởng và sự hiểu biết đúng đắn về việc đi lễ chùa của người dân.

Còn theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, việc dùng tiền lẻ đặt khắp nơi trong đền chùa là một hành vi lệch chuẩn, người đến chùa không bỏ tiền vào hòm công đức mà đưa trực tiếp vào tay thanh, tay Phật, đó là hành vi vụ lợi, coi tiền bạc là tất cả.

Giáo sư Thịnh cho biết thêm, để thay đổi thói quen này, phải tuyên truyền cho người dân hiểu ra vấn đề. Đó là một công việc bền bỉ, lâu dài. Đồng thời, về phía nhà đền, chùa phải bố trí người liên tục gom tiền dân cung tiến trong hậu cung, rơi vãi ở những nơi đặt tiền, tránh gây phản cảm, nhếch nhác.

Xem video: Anh trai cô dâu hát tặng đám cưới đầy cảm xúc

 

 

Thoa Nguyễn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news