Tin mới

"Gần 60\% người trẻ Việt muốn du học do chưa thỏa mãn nền giáo dục trong nước"

Thứ năm, 14/07/2016, 11:23 (GMT+7)

"Người trẻ Việt muốn du học do chưa thỏa mãn nền giáo dục Việt Nam" là ý kiến của PGS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khi khảo sát do Cổng thông tin giáo dục EasyUni công bố có tới gần 60\% người trẻ Việt muốn đi du học.

"Người trẻ Việt muốn du học do chưa thỏa mãn nền giáo dục Việt Nam" là ý kiến của PGS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT khi khảo sát do Cổng thông tin giáo dục EasyUni công bố có tới gần 60% người trẻ Việt muốn đi du học.

Theo khảo sát do Cổng thông tin giáo dục EasyUni công bố vào ngày 23/6 khi khảo sát hàng trăm đối tượng quan tâm đến việc học gồm sinh viên, học sinh và người đi làm thì 41% người trẻ dự định học trong nước, còn 59% có xu hướng ra nước ngoài du học. Đặc biệt, có gần 80% trong nhóm đối tượng dự định học trong nước sẵn sàng đi du học nếu có cơ hội.

PGS Trần Xuân Nhĩ. Ảnh: Internet

Với gần 60% sinh viên, học sinh có nhu cầu đi du học nếu có cơ hội, PGS Trần Xuân Nhĩ, Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, với số lượng sinh viên, học sinh quá bán muốn đi du học như vậy là điều đáng buồn.

"Trên thực tế, con số đó chỉ là mong muốn và nguyện vọng của các bạn học sinh, sinh viên chứ không phải con số thực tế sẽ đi du học. Tuy nhiên nó phản ánh thực tế là họ chưa thỏa mãn với việc học tập trong nước", Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT chia sẻ.

Cũng theo PGS Nguyễn Xuân Nhĩ: "Trên thực tế chỉ có những gia đình có điều kiện, kinh tế giàu có mới có thể cho con cái đi du học. Để một người đi du học, chẳng hạn như du học Mỹ cần khoảng 50 nghìn USD, trong khi ở Việt Nam chỉ khoảng 2-3 nghìn USD. Như vậy, một người đi du học sẽ tiêu tốn gấp vài chục lần việc học tập trong nước dẫn đến chảy máu ngoại tệ".

Từ phân tích trên, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, để giúp sinh viên, học sinh mong muốn học trong nước thay vì đi du học, nền giáo dục Việt Nam cần xem xét lại.

"Phải đổi mới từ nội dung, hình thức đến phương pháp giảng dạy để có thể thu hút học sinh, sinh viên ở lại học tập. Vì sao họ muốn đi du học? Bởi họ nghĩ đó là nên giáo dục tiên tiến, có thể thỏa mãn mong muốn học tập, sức sáng tạo. Nếu giáo dục Việt Nam cũng làm được như vậy thì sẽ không có nhiều học sinh, sinh viên muốn ra nước ngoài học", Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.

Đề cập đến tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng thậm chí có bằng thạc sỹ nhưng vẫn thất nghiệp rồi quay lại học nghề đi làm công nhân, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, các trường nên có định hướng nghề nghiệp, cũng như giải pháp tạo công ăn việc làm cho sinh viên khi ra trường.

"Nhiều người muốn đi du học để có một công việc tốt khi về nước. Vì vậy, các trường nên có định hướng nghề nghiệp, cũng như giải pháp tạo công ăn việc làm cho sinh viên khi ra trường. Khi họ được học tập trong điều kiện tốt, ra trường có việc làm ổn định và có đủ thu nhập cho cuộc sống thì họ sẽ lựa chọn trường trong nước chứ không nghĩ đến giải pháp đi du học cho tốn kém", PGS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Xem thêm video:

[mecloud]GVDJJuq6Vr[/mecloud]

Lê Vy

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news