Tin mới

Giá dầu giảm: Mỹ đắc ý, Nga dè chừng

Thứ tư, 15/10/2014, 10:22 (GMT+7)

Trước những lệnh cấm vận về kinh tế của phương Tây, mà đặc biệt là Mỹ, nền sản xuất dầu xuất khẩu của Nga đang "ngấm dần", cụ thể là việc giá dầu liên tục giảm mạnh thời gian gần đây.

 

Trước những lệnh cấm vận về kinh tế của phương Tây, mà đặc biệt là Mỹ, nền sản xuất dầu xuất khẩu của Nga đang "ngấm dần", cụ thể là việc Giá dầu liên tục giảm mạnh thời gian gần đây.

 

Giá dầu thô đang giảm, ở mức thấp nhất trong vòng 17 qua tại Mỹ. Giá gas cũng đang trên đà tụt dốc. Tuần này Ả Rập Saudi đã giảm giá dầu thô nhẹ xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008. Cũng trong thời gian này, Citigroup đã giảm dự báo giá dầu cho quý cuối năm 2014 xuống 10%.

Sự tụt giảm giá dầu nói trên được cho là tạo đà thúc đẩy nền kinh tế cũng như là dấu hiệu tốt cho người tiêu dùng Mỹ, tuy nhiên đây lại là một tin xấu tác động tới Doanh thu của các quốc gia như Nga, Iran và Iraq, nơi xuất khẩu dầu chiếm một vai trò quan trong trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tài chính của chính phủ. Trong khi đó, châu Âu cũng chỉ được hưởng lợi một phần từ sự sụt giảm giá dầu bởi đồng euro đang yếu thế, vì vậy việc giao dịch dầu bằng đồng USD sẽ trở nên đắt đỏ hơn.

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến giá dầu giảm mạnh như vậy, đặc biệt đây là điều hiếm gặp tại thời điểm này, thời điểm giao mùa giữa mùa hè nóng bỏng và mùa đông cần nhiều khí đốt để làm ấm?

Giá dầu giảm: Mỹ đắc ý, Nga dè chừng

Giá dầu liên tiếp giảm trong mấy tháng vừa qua.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là lượng sản xuất dầu trên thế giới đang tăng lên, dẫn đầu bởi Mỹ. Nhờ có các công trường khai thác dầu lớn ở Bắc Dakota và Texas, lượng sản xuất dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức 8,5 triệu thùng một ngày, mức cao nhất kể từ năm 1986. Bao gồm cả gas hóa lỏng tự nhiên, lượng khai thác dầu của Mỹ đã gần tương đương với Ả Rập Saudi. Việc sản xuất dầu đậm đặc cũng đã tăng lên mức 4 triệu thùng một ngày kể từ năm 2010. Bắc Dakota hiện sản xuất được lượng dầu nhiều hơn cả Libya.

Một ví dụ cụ thể là cuối tuần qua, “người khổng lồ” trong ngành năng lượng Conoco đã chuyển một chuyến hàng lớn từ Alaska tới Hàn Quốc, thương vụ mua bán dầu đầu tiên tới châu Á trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Giá dầu cũng bị tác động bởi sự phục hồi sản xuất của Libya sau khoảng thời gian nội chiến không ngừng khiến các giếng dầu của nước này phải đóng cửa. Tuy nhiên, theo tờ Argus Global Markets, Libya hiện mới chỉ sản xuất được 925.000 thùng dầu một ngày.

Nguyên nhân thứ hai là do mức tiêu thụ của thế giới giảm đáng kể. Lượng tiêu thụ khí đốt của quốc gia đông dân như Trung Quốc không tăng mạnh như dự đoán của Mỹ, chỉ tăng khoảng 2% so với năm ngoái do những yêu cầu sử dụng nhiên liệu hiệu quả cho các phương tiệncá nhân.

Trong khi đó, các nền kinh tế châu Âu lại khá ảm đạm. Cộng với đồng euro yếu, người dân châu Âu hạn chế hơn trong việc sử dụng năng lượng. Bên cạnh đó, việc đồng USD trở nên mạnh hơn đồng nghĩa với các quốc gia khác sẽ không cảm nhận được đầy đủ lợi ích từ việc giá dầu tụt giảm.

Ngoài ra, việc giá dầu giảm mạnh sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh tế và chính trị thế giới, đó có thể không phải là một điều tệ hại. Việc sản xuất dầu và dầu thô chiếm 46% doanh thu ngân sách của Nga trong 8 tháng đầu năm nay. Tại thời điểm phương Tây đặt lệnh cấm vận với Nga do sự can thiệp vào Ukraine, việc giá dầu giảm 10-20% được coi là để chứng minh cho sức nặng của lệnh cấm này. Nhưng, con số này vẫn còn khá xa so với những năm 1980, khi Ả Rập Saudi sản xuất đủ lượng dầu cung cấp cho thị trường, khiến giá dầu tụt thảm hại, bỏ xa mọi dự đoán của các chuyên gia. Điều đó sẽ khó có thể xảy ra tại thời điểm hiện tại nhưng cũng đủ để Nga phải cẩn trọng và giữ chặt “ví” hơn một chút.

Iran cũng bị hạn chế xuất khẩu dầu do các lệnh cấm vận của phương Tây khi quốc gia này từ chối xóa bỏ chương trình hạt nhân. Bộ trưởng dầu khí Iran, Bijan Namdar Zangeneh, cuối tháng 9 vừa qua, đã kêu gọi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu khí giữ mức giá dầu không tiếp tục tụt giảm. “Với xu hướng giá dầu giảm như hiện nay, các thành viên OPEC cần nỗ lực để giữ vững việc sản xuất, giúp giá dầu trở nên ổn định hơn”, ông Zangeneh nói.

Theo Tuệ Minh (Washington Post, NY Times)/ Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news