Tin mới

Giải mã khúc nhạc của tiên ông thổi tiêu bên Hồ Gươm

Chủ nhật, 10/05/2015, 07:41 (GMT+7)

Với hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ, ung dung ngồi thổi tiêu bên Hồ Gươm mỗi sáng thứ Bảy, “ẩn sĩ” Lê Quang Châu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh trầm mặc của Hồ Gươm.

Với hình ảnh một cụ già râu tóc bạc phơ, ung dung ngồi thổi tiêu bên Hồ Gươm mỗi sáng thứ Bảy, “ẩn sĩ” Lê Quang Châu đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh trầm mặc của Hồ Gươm.

Bất kỳ ai từng được nghe vị “tiên ông” ấy gieo vào lòng những khúc nhạc điêu luyện đến mê hồn đều có cảm giác như đang lạc vào chốn “bồng lai tiên cảnh” giữa Thủ đô. Trong quá trình tìm tư liệu thực hiện loạt bài này, chúng tôi đã nhận ra một điều hết sức bình dị, Hồ Gươm đẹp, cái đẹp của làn nước xanh trong, của Tháp Rùa ẩn sau màn sương mờ ảo... và của tình người.

Kỳ nhân và tuyệt khúc bên hồ

Chúng tôi gặp ông vào cái thời khắc thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử. Đã lâu rồi, không thấy ông ra Hồ Gươm thổi tiêu, nghe mọi người kể, có lẽ tuổi già đã khiến bước chân ông chậm lại. Thế nhưng, trước ngày 30/4, giữa Hà Nội ngập tràn cờ hoa, lòng người hân hoan kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông lại xuất hiện cạnh cây mõ cổ thụ, cạnh “cô Chín” Hồ Gươm. Người ta kể, đây là một trong những chỗ ông thích ngồi thổi tiêu nhất.

 

Vẫn dáng đi ung dung tự tại, vẫn bộ quần áo truyền thống, vai khoác cây tiêu, tay cầm cây sáo, ông cụ râu tóc bạc phơ bắt đầu gieo vào lòng người những khúc nhạc “thiên thai” trầm bổng, du dương. Nhiều người xúm lại quanh ông, xem ông thổi tiêu, quay phim, chụp ảnh. Ông kể, có những cô sinh viên đã bật khóc khi ông tấu khúc nhạc “Lòng mẹ”. Tiếng tiêu của ông đã chạm vào nỗi lòng sâu thẳm trong con người họ. Cô bé bảo: “Ông thổi hay quá làm cháu nhớ mẹ”. Một hôm khác, ông thổi bài “Nhạc sầu tương tư” cũng khiến cậu sinh viên trường mỹ thuật đang vẽ bên hồ rơi nước mắt. Ông hỏi “sao vẽ mà lại khóc”, cậu ấy nói “mẹ cháu hay hát bài này”...

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news