Tin mới

Giáo sư Australia nói gì về quan hệ đối tác giữa Hà Nội và Canberra

Thứ hai, 20/04/2015, 15:07 (GMT+7)

Việt Nam cũng là một quốc gia quan trọng trong danh sách các nước nhận viện trợ phát triển từ chính quyền Australia cũng như việc đưa sinh viên Việt Nam sang theo học tại các cơ sở giáo dục.

Việt Nam cũng là một quốc gia quan trọng trong danh sách các nước nhận viện trợ phát triển từ chính quyền Australia cũng như việc đưa sinh viên Việt Nam sang theo học tại các cơ sở giáo dục.

Ngày 18/4/2015, Diễn đàn Đông Á đăng tải bài phân tích của Học giả, giáo sư Derek McDougall từ Trường Khoa học chính trị và xã hội, Đại học Melbourne trong đó nêu ra một số nhận định của ông về mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Australia trong bối cảnh của bức tranh chung địa chiến lược ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Dưới đây là những nội dung cơ bản của bài viết. Thông tin phản ánh góc nhìn riêng của tác giả, chỉ có giá trị tham khảo.

   

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Australia trong chuyến thăm Canberra vào tháng 3/2015

Giáo sư Derek McDougall nói rằng, chuyến thăm đến Australia vào giữa tháng Ba vừa qua của Thủ tưởng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã làm nổi bật các mối quan hệ đa dạng giữa Hà Nội và Canberra nhưng nó cũng liên quan mật thiết với bức tranh chiến lược mở rộng ở châu Á – Thái Bình Dương.

Derek McDougall cho rằng trong lúc dư luận quốc tế tập trung nhiều vào các vấn đề như “Trung Quốc trỗi dậy”; “Mỹ chuyển trọng tâm sang Thái Bình Dương bằng chiến lược đinh trục châu Á”; “sự quan ngại của các nước lớn, mạnh trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia” thì bản thân những vấn đề này cũng là những nhân tố quan trọng đối với các “nước trung bình” như Australia và Việt Nam.

“Quan hệ Việt Nam – Australia được xây dựng, phát triển nằm trong bối cảnh vừa song phương lẫn đa phương. Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế của một quốc gia mới nổi. Quan hệ đầu tư, thương mại với Australia đem lại lợi ích cho cả hai nước” - Ông Derek McDougall nhận định.

Việt Nam cũng là một quốc gia quan trọng trong danh sách các nước nhận viện trợ phát triển từ chính quyền Australia cũng như việc đưa sinh viên Việt Nam sang theo học và đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học ở Australia.

Trong khi đó, Derek McDougall cho rằng, mặc dù các cuộc đối thoại về an ninh và hợp tác quốc phòng cũng đang được xúc tiến và đã trở thành một phần của quan hệ đối tác Việt Nam – Australia nhưng chúng không có ý nghĩa quá lớn.

Theo vị chuyên gia của Đại học Melbourne, có một số nhân tố có tác động đến việc xây dựng mối quan hệ song phương giữa hai nước đó là sự hiện diện khá đông đảo của cộng đồng người Việt ở Australia và phần lớn cộng đồng này là những người đến Australia sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc.

Theo thống kê của Cơ quan quản lý người nhập cư và bảo vệ biên giới Australia, tính đến cuối tháng 6 năm 2013, tại Australia có khoảng 215.460 người Việt Nam được sinh ra ở châu Úc.

Lãnh đạo Việt Nam - Australia chứng kiến ký kết các văn bản hợp tác tại Canberra tháng 3/2015 (ảnh TTXVN)

Bất chấp nguồn gốc, cộng đồng người Việt tại Australia cũng có những định kiến khác nhau về chính trị, nhân quyền nhưng theo giáo sư Derek McDougall, chính quyền chỉ coi đó là những vấn đề nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược phát triển quan hệ chiến lược với Việt Nam.

Bên cạnh quan hệ song phương, cả Việt Nam và Australia đề là những nước có quan hệ mật thiết với các bối cảnh đa phương tại khu vực châu Á cũng như trên bình diện toàn cầu.

Việt Nam muốn Australia ủng hộ mình trong quá trình tham gia với tư các thành viên của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Australia và Việt Nam cũng liên quan mật thiết với nhau, với các quốc gia đang tham gia đàm phán Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP.

 

Hơn nữa, vì Australia không phải là thành viên của ASEAN nên việc thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với Việt Nam sẽ là cánh cửa hữu ích giúp Canberra tiếp cận được phần còn lại của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á này.

Quan hệ đối tác toàn diện giữa Australia và Việt Nam được thiết lập vào tháng 9 năm 2009 đã làm nổi bật lợi ích chung của hai quốc gia. Theo đánh giá của vị giáo sư người Australia, mặc dù chưa phải là quan hệ đối tác chiến lược nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong chuyến thăm đến Australia vả tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hai chính phủ Việt Nam – Australia đã tái cam kết các định hướng bằng cách ký Tuyên bố chung về Tăng cường hợp tác đối tác toàn diện Việt Nam – Australia.

Theo ông Derek McDougall, để đánh giá đúng quan hệ Việt Nam – Australia có liên quan như thế nào đối với bối cảnh chiến lược rộng lớn ở châu Á – Thái Bình Dương thì điều cần chú ý đó chính là phải nắm được các đặc điểm chủ chốt về quan điểm, lập trường của Hà Nội và Canberra.

Về mối quan tâm chung trên toàn thế giới là “Trung Quốc trỗi dậy”, đây cũng được xem là vấn đề đầu tiên đối với cả Australia cũng như Việt Nam bất chấp sự thật rằng có sự trùng khớp quan trọng liên quan đến quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước với nhau và các nước cũng hiểu rằng duy trì hợp tác kinh tế là vấn đề quan trọng, mang lại lợi ích cho tất cả các bên.

Với Australia, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Caberra. Năm 2013 - 2014, tỷ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc chiến đến 36,7%. Trung Quốc cũng là nước có nguồn hàng cần nhập khẩu quan trọng của Autralia với 19% trong cùng thời kỳ 2013-2014.

Trong khi đó, với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3. Trung Quốc cũng là nguồn nhập khẩu quan trọng nhất đối ngành công nghiệp của Việt Nam (xuất khẩu chiếm 10% và nhập khẩu chiếm 27,9% năm 2013”.

Bên cạnh vấn đề kinh tế, Trung Quốc đã chuyển mình thành 1 cường quốc lớn ở Thái Bình Dương và đây cũng là một lý do theo giáo sư người Úc nó có ý nghĩa quan trọng trong việc các nước xung quanh cần duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cùng lúc đó, cả Australia và Việt Nam đều mong muốn tránh tình thế khó giải khi Trung Quốc ngày càng quyết đoán và muốn nắm được quyền lực thống xoái ở châu Á – Thái Bình Dương.

Theo ông Derek McDougall, Việt Nam có văn hoá chiến lược là duy trì sự độc lập và tránh thống trị. Mặc dù Trung Quốc đó nằm xa Australia về khoảng cách địa lý nhưng Canberra cũng đã tực sự quan ngại với chiều hướng thể hiện vai trò thống trị của Bắc Kinh đối với khu vực.

Australia chủ yếu trông chờ vào đồng minh Mỹ để xây dựng thế cân bằng sức mạnh. Trong khi đó Việt Nam không có mối quan hệ đó với Hoa Kỳ mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy Hà Nội muốn củng cố mối quan hệ của mình với Washington.

Thủ tướng Việt Nam trong chuyến thăm và làm việc Australia

Cả Việt Nam và Australia đều tập trung vào việc củng cố các mối quan hệ với các nước lớn khác trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ.

Cách tiệp cận này trong việc xử lý quan hệ với Trung Quốc có thể được xem là “cách cân bằng mềm”. Nó có liên hệ trực tiếp và gián tiếp với các cường quốc khác ở trong lẫn ngoài khu vực.

Theo đuổi sách lược này ở giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng, có lẽ là khôn ngoan nhất.

Ngoài ra, tại khu vực còn có các bối cảnh, diễn đàn khác như ASEAN, APEC, Hội nghị thượng đỉnh Á Âu, Diễn đàn khu vực ASEAN… mà theo đánh giá của giáo sư Derek McDougall nó cũng quan trọng không kém.

Trong khi đó có thể Liên Hợp Quốc cũng sẽ đưa ra những diễn đàn, bối cảnh khác để các mối quan hệ trong khu vực có thể phát triển, liên kết với nhau.

Cuối cùng, ông Derek McDougall kết luận rằng chiến lược “cân bằng mềm” trong khu vực sẽ được kiểm nghiệm trong một vài tình cảnh đặc biệt. Ông Derek McDougall nêu ra cụ thể là liệu chiến lược cân bằng sẽ tác động như thế nào đối với Việt Nam trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông và liệu “cân bằng mềm” có đủ sức để kiềm chế Trung Quốc ở vùng biển này hay không hoặc nó (cân bằng mềm) có cần phải được gia cố hơn nữa hay không?”.

Hoà Bình



Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news