Tin mới

Gửi một căn nhà, nhận 3kg thịt lợn: Nguyên thống đốc Ngân hàng nói gì?

Thứ sáu, 13/03/2015, 07:52 (GMT+7)

"Phần lớn tiền tiết kiệm của người dân là tích cóp từ đồng lương chân chính mà ra. Giờ họ không còn nhận được là bao thì đấy là những hi sinh của thế hệ trước mà họ đã cống hiến, đóng góp cho đất nước.  Họ đã quá thiệt thòi...”, nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sĩ Kiêm chia sẻ sau thông tin một người dân “gửi một căn nhà, nhận 3kg thịt lợn” sau 20 năm gửi tiết kiệm.

"Phần lớn tiền tiết kiệm của người dân là tích cóp từ đồng lương chân chính mà ra. Giờ họ không còn nhận được là bao thì đấy là những hi sinh của thế hệ trước mà họ đã cống hiến, đóng góp cho đất nước.  Họ đã quá thiệt thòi...”, nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước Cao Sĩ Kiêm chia sẻ sau thông tin một người dân “gửi một căn nhà, nhận 3kg thịt lợn” sau 20 năm gửi tiết kiệm.


 

Liên quan đến trường hợp của ông Lê Minh Toán “gửi một căn nhà, nhận 3kg thịt lợn” sau 20 năm gửi tiết kiệm, chia sẻ trên báo Tuổi Trẻ, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng: họ đã quá thiệt thòi... Lòng tin của người gửi tiền giảm đi thì ngân hàng nên nhận thấy đây là yếu kém của mình...

"Tôi xin chia sẻ rằng phần lớn tiền tiết kiệm của người dân là tích cóp từ đồng lương chân chính mà ra. Giờ họ không còn nhận được là bao thì đấy là những hi sinh của thế hệ trước mà họ đã cống hiến, đóng góp cho đất nước.  Họ đã quá thiệt thòi...”, Ông Kiêm nói.

Cũng theo ông Kiêm, thời điểm Nhà nước thực hiện Chính sách đổi tiền vào năm 1985, nên xem đây là rủi ro của thời cuộc, dù nhiều người oán thán rằng gửi con bò thì lấy ra chỉ được một con gà.

Gửi một căn nhà, nhận 3kg thịt lợn: Nguyên thống đốc Ngân hàng nói gì?

Ông Toán bên một sổ tiết kiệm còn giữ lại được. (Ảnh: Kiến thức).

Nói đến chính sách bù đắp cho những trường hợp như ông Lê Minh Toán, ông Kiêm cho rằng, nếu mình truy lại và đòi nguyên giá so với khi người ta gửi tiền thì đất nước này không thể làm được. Vì tiềm lực đất nước rất có hạn.

“Giờ thì không thể lấy tiền đâu mà bù cho tất cả mọi người khi chúng ta thu còn không đủ chi. Để có tiền bù đắp cho những thiệt thòi của họ thì chỉ có cách phát hành trái phiếu, nhưng nếu phát hành thì không ổn vì sẽ là nguyên nhân đẩy lạm phát tăng. Nếu để lạm phát tăng cao sẽ làm khổ cả xã hội, hệ lụy rất ghê gớm.

Tôi được biết Chính phủ nhiều lần đã bàn nhưng không đưa ra được giải pháp. Dường như đến lúc này chưa thể có cách nào bù đắp được cống hiến của những người đã gửi tiền tiết kiệm từ thời bao cấp cả. Chúng ta rất muốn làm nhưng chưa có cách nào”, ông Kiêm lý giải.

Trước câu hỏi, sau những trường hợp như thế này, liệu người dân có mất dần niềm tin khi gửi tiền vào ngân hàng?, theo ông Kiêm, việc này tùy quyền của mỗi người. Khi người dân có những băn khoăn, thấy tiền gửi vào ngân hàng mà không sinh lợi thì ngành ngân hàng phải xem xét. Lòng tin của người gửi tiền giảm đi thì ngân hàng nên nhận thấy đây là yếu kém của mình.

Trước đó, như tin tức đã đưa, ông Lê Minh Toán ở 50 Hàng Bài, phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội, người sở hữu 12 cuốn sổ tiết kiệm, giá trị tiền lúc gửi có thể mua được căn hộ nhỏ nhưng đến lúc lất ra sau 20 năm gửi ngân hàng chỉ đủ mua vài ba cân thịt lợn.

Cụ thể, chia sẻ với báo chí, ông Lê Minh Toán cho hay, năm 1980, ông công tác ở Công ty Điện lực Hà Nội, là nhân viên bậc 5/6, lương 310 đồng/tháng. Vợ ông cũng là công nhân một công ty Nhà nước. Hai vợ chồng nuôi ba người con bằng lương công chức. Lo cho tương lai con cái, cũng là để phòng hoạn nạn, vợ chồng tiết kiệm trong nhiều năm được 4.100 đồng gửi các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương (bây giờ là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

“Hai vợ chồng tích cóp từng đồng một, 12 lần đi gửi tiết kiệm, mỗi lần từ 200 - 500 đồng”, ông Toán nhớ lại.

Năm 2002, công việc đỡ bận bịu hơn, ông Toán cầm sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút tiền. Tuy nhiên, địa chỉ và nhiều chi nhánh đổi tên hoặc sáp nhập chi nhánh khác. Việc tìm được địa chỉ rút tiền trở nên khó khăn nên sau nhiều lần đi lại, làm đơn phản ánh thì ông Toán mới tìm được chi nhánh ngân hàng xác nhận số sổ tiện kiệm cho mình.

Tuy nhiên, ông Toán “ngã ngửa” khi nhận được thông báo của ngân hàng, tổng số tiền cả gốc lẫn lãi gửi tiết kiệm sau 20 năm nhận được là 109.778 đồng. Số tiền lúc gửi có thể mua được căn hộ nhỏ, lúc nhận, tính cả lãi chỉ đủ mua được ba cân thịt lợn.

H.Minh (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news