Tin mới

Hà Nội: Chặt hạ cây sưa quý từng được trả giá 100 tỷ đồng ở Hà Nội

Chủ nhật, 27/01/2019, 14:12 (GMT+7)

Sáng nay, người dân thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ) cùng lực lượng chức năng đã bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Sáng nay, người dân thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ) cùng lực lượng chức năng đã bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Dân TríTiền Phong cho hay, 8h15 sáng 27/1, người dân trong thôn Phụ Chính (xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ) cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa trong chùa Phụ Chính.

Hai cây sưa trong khuôn viên chùa Phụ Chính trước khi bị chặt hạ.

Được biết đây là cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng. Tại khu vực khuôn viên chùa có 2 cây sưa, một cây có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm, 130 năm tuổi. Một cây khác cũng có chiều cao hơn 10m, đường kính khoảng 80cm, khoảng gần 100 năm tuổi.

Dân làng Phụ Chính dự định chặt hạ cây sưa đỏ này để “ăn tết cho ngon”, không phải thấp thỏm canh chừng, và thành lập Ban quản lý gồm 23 thành viên.

8h15 sáng 27/1, người dân trong thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ hai cây sưa trong chùa Phụ Chính.

Nhóm thợ dùng 2 cưa máy cắt cành, thân cây sưa.

Nhóm thợ dùng 2 cưa máy thực hiện việc cưa cây. Hơn 100 người dân trong thôn có mặt theo dõi, giám sát việc chặt hạ cây. Ban đầu nhóm thợ cưa các cành của hai cây sưa, sau đó dùng máy xúc đào đất ở xung quanh gốc cây để đánh gốc cây sưa lên.

Trả lời trên VTC News, ông Vũ Văn Tuyến, Trưởng thôn Phụ Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết quá trình chặt hạ sẽ có sự giám sát của cơ quan liên quan và cả công an.

Các cành cây sưa được cắt xuống trước sau đó mới cưa thân và đào gốc cây

Lực lượng chức năng cùng người dân trong thôn cùng giám sát việc chặt cây

“Toàn bộ quá trình chặt hạ cây sưa sẽ được giám sát bởi các cơ quan chức năng. Đồng thời, lực lượng công an huyện, công an xã sẽ có mặt để đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương” - ông Tuyến nói.

Cây sưa có giá trị nhất ở phần lõi, được sử dụng trong chế tác mỹ nghệ. Xưa kia, gỗ cây sưa được dùng để đóng quan tài cho vua chúa vì chống được mối mọt.

 

Lõi cây sưa vẫn còn tốt, có màu đỏ

Cành, thân của cây sưa sau khi được chặt hạ sẽ chất lại thành đống lớn để lực lượng chức năng kiểm đếm số lượng gỗ thu được.

Theo người dân làng Phụ Chính, trước khi thực hiện việc chặt hạ 2 cây sưa, vào tối qua (26/1), dân làng đã làm lễ cúng thần linh.

Đến khoảng 10h, toàn bộ phần ngọn, cành của cây sưa nhỏ bên trong đã được chặt và chuyển về chiếc container ở sân nhà văn hóa thôn để bảo vệ. "Dự kiến hai cây này hạ xuống sẽ thu được cả tấn gỗ còn việc đấu giá sẽ được chúng tôi thực hiện sau Tết", một lãnh đạo thôn Phụ Chính nói.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news