Hàng trăm người dân đã đổ về khu vực SVĐ quốc gia Mỹ Đình từ chiều nay (4/4), để quan sát hiện tượng thiên nhiên nguyệt thực toàn phần (hay còn gọi là trăng máu).
Rất đông người đã có mặt từ rất sớm để có vị trí đẹp quan sát hiện tượng "trăng máu".
Khu vực trước Sân vận động quốc gia Mỹ Đình là nơi thuận lợi để quan sát vì không gian thoáng, không bị che chắn.
Anh Trần Văn Long - Phó Chủ tịch Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội cùng thành viên nhóm đang chuẩn bị kính thiên văn để quan sát hiện tượng.
Người dân háo hức chờ đón hiện tượng nguyệt thực toàn phần đầu tiên và cũng là duy nhất trong năm 2015.
Phó Chủ tịch Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội chia sẻ: "bí kíp" để có thể quan sát hiện tượng trăng máu được thuận lợi nhất, mọi người nên nhìn ra hướng Đông (hướng mặt trời mọc).
Năm 2014 Việt Nam đã có 1 lần quan sát được nguyệt thực toàn phần vào ngày 08,10. Lần nguyệt thực một phần tiếp theo mọi người có thể quan sát được sẽ diễn ra vào ngày 8/8/2017, nguyệt thực toàn phần phải đợi đến 31/1/2018.
Thành viên Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội đang chỉnh lại ống ngắm.
Hướng dẫn các cháu bé quan sát hiện tượng.
Mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối lúc 16h01';Bắt đầu pha một phần lúc 17h15'; Bắt đầu pha toàn phần lúc 18h57'; Đạt cực đại lúc 19h00; Kết thúc pha toàn phần lúc 19h02'; Kết thúc pha một phần lúc 20h44'; Mặt trăng đi ra khỏi vùng bóng nửa tối lúc 21h59' (kết thúc hoàn toàn).
Khoảng 19h, hiện tượng nguyệt thực toàn phần vẫn chưa xuất hiện.
Phải đến hơn 19h, người dân mới bắt đầu quan sát được hiện tượng "trăng máu". Các bạn trẻ dùng điện thoại để ghi lại khoảnh khắc hiếm gặp.
Trăng máu được PV ghi lại vào tối 4/4.
Đức Thuận