"Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần" vừa được phát hiện tại nhà ông Trần Xuân Tùng (Nguyễn Văn Cừ, P.Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội).[mecloud]XrW3T282s1[/mecloud]
Ngày 15/9, trao đổi với PV, ông Trần Xuân Tùng cho biết tại gia đình ông đang có 2 cụm hoa được gọi là "Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần".
"Hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần" xuất hiện ở Hà Nội. Ảnh Trần Xuân Tùng |
Theo ông Tùng, trước đó vào ngày 24/5, cụm "Hoa Ưu đàm" với 14 bông xuất hiện trên mép bàn ăn bằng gỗ của gia đình. Sau đó, tới ngày 22/6, ông lại phát hiện một cụm "hoa lạ" gồm 9 bông xuất hiện ở chân bàn ăn.
Những bông hoa được cho là "Hoa Ưu đàm" này có thân cây như một sợi chỉ và có bông màu trắng li ti.
Thứ được cho là "Hoa Ưu đàm" gồm 9 bông. Ảnh Trần Xuân Tùng |
Theo ông Tùng, mặc dù xuất hiện cách đây 4 tháng nhưng đến nay "Hoa Ưu đàm" vẫn chưa có dấu hiệu bị lụi. Ông Tùng cũng cho hay, từ khi "Hoa Ưu đàm" xuất hiện có hàng trăm lượt người đến để tận mặt chứng kiến loài hoa đặc biệt này.
Được biết, theo truyền thuyết nhà Phật, hoa có tên là Udumbara hay còn gọi là Ưu Đàm bà la, gọi tắt là Ưu Đàm (hoa Ưu Đàm). Tương truyền loài hoa linh thiêng của nhà Phật này "3.000 năm mới nở một lần". Hoa Ưu Đàm còn có nghĩa là “loài hoa linh thiêng mang điềm lành từ trời”.
Trong thời gian qua, rất nhiều nơi xuất hiện loài hoa này, và được cho là "hoa Ưu đàm 3.000 năm mới nở một lần". Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định đây là hoa Ưu Đàm. Các nhà khoa học khẳng định "Hoa Ưu đàm" thực chất chỉ là một loại nầm.
Cụ thể, trao đổi trên báo chí, GS.TSKD Trịnh Tam Kiệt, phòng Công nghệ và giống gốc nấm, Việm vi sinh vật và công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, thứ được gọi là "Hoa Ưu đàm" là sinh vật bậc thấp chưa có cấu trúc mô, có thể gọi tên là nấm nhầy. Khi gặp điều kiện thích hợp, môi trường thuận lợi, khối nhầy sẽ tạo ra các thể sinh sản mang bào tử, phát triển.
H.Hà