Tin mới

Học sinh vi phạm luật giao thông: Học sinh hư phải phạt thật nặng!

Thứ sáu, 11/03/2016, 16:23 (GMT+7)

"Khi trong trường, chúng đội mũ, chấp hành nghiêm chỉnh, vừa ra khỏi trường chúng lại bỏ mũ, vi phạm như thường nên chúng ta phải có chế tài thật mạnh", TS Tùng Lâm chia sẻ.

"Khi trong trường, chúng đội mũ, chấp hành nghiêm chỉnh, vừa ra khỏi trường chúng lại bỏ mũ, vi phạm như thường nên chúng ta phải có chế tài thật mạnh", TS Tùng Lâm chia sẻ.

Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản về việc xử phạt học sinh vi phạm giao thông, trong đó nêu nội dung: “Học sinh khi vi phạm một lần sẽ bị hạ một bậc hạnh kiểm, nếu vi phạm lần hai sẽ trả về gia đình giáo dục trong 3 ngày, trường hợp tái phạm nhiều lần sẽ buộc thôi học một tuần”.

Trước thông tin này khiến dư luận xôn xao. Nhiều người cho rằng khi học sinh bị đình chỉ học, chúng không đến trường sẽ sa đà vào các quán net, chơi game, nhà nghỉ và bao nhiêu hệ lụy mà chưa lường hết được. Và như thế, thêm một lần nữa, học sinh sẽ dễ bị sa ngã hơn nữa. Tuy nhiên, nhiều nhà giáo dục lại cho rằng, với các học sinh hư cần phạt thật nặng, nếu không dễ bị... nhờn.

Học sinh vi phạm luật giao thông: Học sinh hư phải phạt thật nặng!

Học sinh vi phạm giao thông sẽ bị đuổi học 1 tuần. Ảnh Minh họa

Để rộng đường dư luận, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với GS. Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo.

GS Phạm Minh Hạc hoàn toàn đồng ý với cách làm của Sở GD&ĐT. Thậm chí, ông còn cho rằng cần có những trường đào tạo riêng với các học sinh cá biệt, cố tình vi phạm nhiều lần dù đã được nhà trường và bố mẹ hết mực khuyên dạy.

Vị giáo sư già cho biết thêm, từ thời xưa, trong nhà trường luôn có kỷ luật, có khen, có chê, có thưởng, có phạt. Nếu tái phạm nhiều lần, quá đáng thì sẽ chuyển những học sinh cá biệt này đến học tại trường ngày xưa gọi là trường giáo dưỡng (nay còn được gọi với tên là trường phổ thông công nông nghiệp) do Công an quản lý.

Đó là biện pháp cuối cùng người ta phải dùng và mang tính răn đe, nghiêm ngặt để rèn cho học sinh những thói quen đúng mực khi tham gia giao thông.

"Trong chương trình sách giáo khoa bộ Giáo dục ban hành trước đây vẫn dạy tất cả những điều cần thiết trong ứng xử, từ cách ứng xử trong gia đình đến cách ứng xử ngoài xã hội. Khi hiểu được cách ứng xử thế nào, học sinh sẽ biết cách tự điều tiết, kể cả trong vấn đề tham gia giao thông", GS Phạm Minh Hạc cho biết.

GS nhấn mạnh: "Nói chung thực hành trong giáo dục của chúng ta còn kém. Trong các văn bản của bộ Giáo dục ban hành từ năm 1985 cho học sinh THCS đã nêu rõ bài học phải từ tri thức chuyển thành kỹ năng, thành thái độ. Cũng nội dung văn bản này, năm 1990 đã thực hành với học sinh THPT. Nhưng tất cả văn bản trên đều không quán triệt tốt, không đi vào đời sống dẫn đến kỹ năng, thái độ của học sinh trong xã hội còn quá kém. Chúng ta chưa biến những bài học trong sách đạo đức thành những hành động thiết thực".

Chế tài phải mạnh để... không được nhờn

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng cho biết: "Việc nhà trường là phải giáo dục học sinh, đó là nhiệm vụ hàng đầu. Điều thứ hai về mặt tổ chức xã hội, chúng ta phải tổ chức quản lý, vì trước đây chúng ta chỉ kêu gọi học sinh nên chưa đủ. Yếu tố thứ 3 là chế tài xử lý phải đủ mạnh để học sinh không được nhờn".

Học sinh vi phạm luật giao thông: Học sinh hư phải phạt thật nặng!

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý học đường Hà Nội, Hiệu trưởng THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng trao đổi với PV báo Người Đưa Tin.

Theo ông Tùng Lâm, bây giờ chúng ta phạt tiền thì học sinh làm gì có tiền mà nộp ngoài việc xin bố mẹ. Vì không thực hiện quy định một cách đồng bộ nên khi trong trường, chúng đội mũ, chấp hành nghiêm chỉnh, vừa ra khỏi trường chúng lại bỏ mũ, vi phạm như thường.

Vậy, công an phải kiểm soát chặt chẽ, nếu học sinh nào vi phạm thì báo cáo với nhà trường: "Trước đến nay học sinh vi phạm nhiều nhưng thông báo về trường có bao nhiêu? Chúng ta phải đưa ra chế tài để học sinh phải chịu trách nhiệm trước hành vi của mình. Sau khi học sinh vi phạm, chúng ta cũng có những biện pháp thiết thực từ nhắc nhở, hạ hành kiểm, đình chỉ học 3 ngày, nếu còn tiếp tục mắc lỗi thì đình chỉ học lâu nữa", vị chuyên gia nêu rõ.

Tôi ủng hộ chỉ đạo này của sở giáo dục vì có cơ sở khoa học, có cơ sở trực tiếp. Trước những hệ lụy có thể xảy ra, khi học sinh bị đình chỉ thì chúng dễ sa chân vào các tệ nạn xã hội, sẽ còn nguy hiểm hơn việc vi phạm giao thông.

Trả lời về vấn đề này, ông Tùng Lâm cho hay: “Để tránh tình trạng này, sở Giáo Dục yêu cầu giữa nhà trường và gia đình phải có cam kết. Khi chúng bị đình chỉ thì gia đình phải có trách nhiệm quản lý con em mình, bắt chúng lao động và học tập, rèn luyện thì việc giáo dục của chúng ta mới thành công".

Cù Hiền

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news