Tin mới

Hơn 150 người tham gia ca ghép đa tạng đầu tiên tại Việt Nam

Thứ hai, 03/03/2014, 19:40 (GMT+7)

1 quân nhân 43 tuổi ở Sơn La đã được ghép cùng lúc đa tạng (thận, tụy) thành công từ nguồn tạng là một người cho chết não. Hơn 150 người đã tham gia ca ghép đa tạng trên cùng một người lần đầu tiên tại nước ta.

1 quân nhân 43 tuổi ở Sơn La đã được ghép cùng lúc đa tạng (thận, tụy) thành công từ nguồn tạng là một người cho chết não. Hơn 150 người đã tham gia ca ghép đa tạng trên cùng một người lần đầu tiên tại nước ta.

Hơn 150 người tham gia ca ghép đa tạng đầu tiên tại Việt Nam


Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép đa tạng

Ngày 3-3, GS- TS Nguyễn Tiến Bình, Giám đốc Học viện quân y, cho biết các bác sĩ của Bệnh viện quân y 103 (Hà Đông) vừa tiến hành ca ghép đa tạng (thận-tụy) trên cùng một bệnh nhân. Đây cũng là lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công ca ghép đa tạng.Bệnh nhân là thượng úy P.T.H. (43 tuổi), công tác tại Ban chỉ huy quân sự của tỉnh Sơn La. Sau hơn 2 ngày ghép đa tạng đến nay bệnh nhân đã tỉnh táo, thở máy, vết mổ khô, các chỉ số về đường huyết và thận đã tương đối bình thường.

Bệnh nhân H. được ghép tụy-thận từ người cho đã chết não. Bệnh viện đã vận động gia đình của một bệnh nhân chết não do Tai nạn giao thông tự nguyện hiến tạng. Ca mổ diễn ra ngày 1-3, trong 13 tiếng đồng hồ (từ 3 giờ sáng đến 16 giờ chiều). Hơn 150 cán bộ của Học viện quân y và Bệnh viện quân y 103 đã tham gia ca ghép này. 

Hơn 150 người tham gia ca ghép đa tạng đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh nhân H. đã tỉnh táo sau ghép tạng 

Hơn 10 năm nay bệnh nhân H. đã bị bệnh đái tháo đường type 1, suy thận độ 2. Thời gian gần đây bệnh ngày càng nặng hơn. Bệnh nhân thường xuyên không kiểm soát được đường huyết, thỉnh thoảng bị ngất đi. 2 tháng lại đây, bệnh nhân H. phải nhập viện điều trị từ nửa tháng đến 20 ngày.

PGS-TS Hoàng Mạnh An, Giám đốc Bệnh viện 103 thuộc Học viện quân y, cho hay vì nguồn tạng khan hiếm nên tới đây, bệnh viện sẽ thực hiện ghép tuỵ từ người cho sống. “Phần đuôi tuỵ dài  có thể lấy phần đuôi đó ghép cho người bị tiểu đường. Ví dụ trường hợp trẻ bị tiểu đường type 1, bố mẹ có thể cho tuỵ để ghép”- PGS An nói.

Cũng theo PGS An thành công bước đầu của ca ghép tụy-thận đầu tiên trên người đã mở ra triển vọng rất lớn để đội ngũ y bác sĩ tại Việt Nam khẳng định tay nghề và trình độ ngang tầm quốc tế. Việc thành công với các ghép đa tạng này cũng mở ra nhiều cơ hội cứu sống những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. 

Hơn 150 người tham gia ca ghép đa tạng đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh nhân H. vẫn được chăm sóc và theo dõi đặc biệt sau ghép đa tạng 

Kỹ thuật ghép tạng đã được các y bác sĩ trong nước quan tâm từ rất sớm tuy nhiên đến năm 1992, Việt Nam mới thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện quân y 103. Từ thành công ban đầu đó, đến nay đã có 102 cơ sở y tế trên cả nước đủ điều kiện ghép tạng.

Từ việc chỉ thực hiện ghép tạng trên người cho sống, Việt Nam đã thực hiện thành công ca ghép tim đầu tiên ngày 17-6-2010 tại Học viện Quân y.

Đặc biệt, ngày 14-3-2011, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện thành công đồng thời 3 ca ghép tạng.Theo thống kê, đến nay Việt Nam có gần 900 người được ghép thận, 36 người được ghép gan và 9 người được ghép tim. Tuy nhiên do nguồn tạng khan hiến nên số lượng người được ghép tạng thời gian qua còn hết sức khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: ca ghép đa tạng