Tin mới

Hưng Yên: Đang ngủ, rắn cạp nia bò vào giường cắn

Thứ sáu, 28/11/2014, 14:56 (GMT+7)

Khoảng 3 giờ sáng ngày 25/10, chị H. đang ngủ trong nhà thì bị rắn cạp nia bò vào giường cắn. Hiện chị H. đang được các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai điều trị tích cực.

Khoảng 3 giờ sáng ngày 25/10, chị H. đang ngủ trong nhà thì bị rắn cạp nia bò vào giường cắn. Hiện chị H. đang được các bác sĩ tại Bệnh viện Bạch Mai điều trị tích cực.

Video: Hàng trăm con rắn lục đuôi đỏ cực độc ngụy trang trên cây

Theo tin tức báo VOV cho hay, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai thống kê từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận 2 bệnh nhân bị rắn cắn trong đó có 1 số trường hợp bị nguy kịch do rắn lục đuôi đỏ cắn.

Hiện nay tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang có 4 bệnh nhân điều trị do bị rắn độc cắn, trong đó có 3 bệnh nhân điều trị do rắn cạp nia cắn, 1 trường hợp do rắn lục cắn.

Cũng theo VOV, bệnh nhân Nguyễn Thị H. (41 tuổi, trú tại Mỹ Hào, Hưng Yên) đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc do bị rắn cạp nia cắn. Người nhà bệnh nhân cho hay, khoảng 3 giờ sáng ngày 25/10, vợ chồng chị H. đang ngủ trong nhà thì bị rắn cạp nia bò lên giường cắn.

Hưng Yên: Đang ngủ, rắn cạp nia bò vào giường cắn (Ảnh minh họa)

Gia đình chị H. đã nhanh chóng đưa chị đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bị sụp mí mắt. Tuy nhiên do Việt Nam không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia nên các bác sĩ chỉ điều trị theo triệu chứng nhiễm độc của nọc cắn cạp nia. Hiện chị H. đang được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ các thông số sinh tồn như" nhịp thở, mạch huyết áp...

Cũng đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai do bị cắn độc cắn. Anh Mai Văn L. (45 tuổi, ở Tiền Hải, Thái Bình) cho biết, trưa ngày 12/11 trên đường đi làm về, đến một đoạn mương, anh đã bị cắn cạp nia cắn vào chân. Khi đưa vào Bệnh viện đa khoa Thái Bình, anh L. bị khó thở, yếu cơ toàn thân, không nói được... Anh L. nhanh chóng chuyển nên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Đến nay anh L. vẫn đang phải đặt ống nội khí quản do không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia.

TS.BS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cao, nhiễm độc do rắn độc cắn là mức độ nguy hiểm xếp hàng thứ 5 trong các ngộ độc được đến Trung tâm Chống độc. Vì vậy, bệnh nhân bị rắn độc cắn, tuyệt đối không dùng thuốc dân gian mà phải sơ cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị.

Trả lời trên báo Infonet, bác sĩ Nguyễn Kim Sơn cũng cho hay, nọc độc rắn cạp nia có thể gây liệt hô hấp, liệt cơ. Nếu có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia thì bệnh nhân chỉ cần điều trị 3-4 ngày là khỏi, song ở Việt Nam hiện chưa có nên phải điều trị nạn nhân bị rắn cạp nia cắn bằng máy thở kéo dài đến 4-5 tuần, dễ gây biến chứng viêm phổi, loét da, suy thận, nhiễm trùng bệnh viện, …. Chi phí điều trị khá tốn kém.

H.Nguyen(tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news