Những người dân sống trong ngôi làng này không bao giờ đóng cửa trước khi đi ngủ vì lo sợ mình sẽ bị biến mất mà không còn dấu tích gì.
Đó là sự thật và những gì đang diễn ra tại ngôi làng chài Shoyna nằm trên bán đảo Kanin, miền Bắc nước Nga.
Toàn bộ ngôi làng gần như bị vùi trong cát. Ảnh: Tiền Phong |
Tri thức trẻ dẫn lại nguồn tin cho biết, ngôi làng chài này nằm ở rìa của vòng Bắc Cực.
Sống trong ngôi làng này, những người dân không những phải chịu đựng những cái rét thấu xương mà còn phải thường xuyên chống chọi với cát biển trải dài hàng chục km dọc theo bờ biển Trắng.
Dưới tác động của gió Tây, những đụn cát liên tục xuất hiện trên bờ biển dưới những tác động của gió Tây và có thể chôn vùi những ngôi nhà nơi đây chỉ trong một đêm.
Cát đã vùi lấp gần như toàn bộ ngôi nhà. Ảnh: Tiền Phong |
Đây chính là lý do mà những người dân nơi đây không bao giờ đóng cửa khi ngủ vì lo sợ họ sẽ không mở cửa được nữa.
Những người dân trong làng đã phải sắm sửa cả một chiếc xe ủi thường xuyên phải hoạt động để "đào" nhà ra khỏi đồi cát.
Một đứa trẻ ngồi chơi trên đụn cát ngay cạnh nhà. Ảnh: Tiền Phong |
Thông tin được dẫn lại trên Tiền Phong cho biết ngôi làng Shoyna được thành lập từ những năm 1930 bởi một vài gia đình ngư dân.
Hiện dân số ngôi làng chỉ khoảng 300 người. Ảnh: Tiền Phong |
Đến những năm 1950, làng đã được mở rộng nhanh chóng và có dân số lên đến 1.500 người với hơn 70 chiếc thuyền.
Tuy nhiên, những chuyến đi biển mạo hiểm sau đó đã làm giảm sút lượng dân cư trong làng và dần dần nghề đánh cá đã bị biến mất.
Những chiếc thuyền bị cát phá hủy. Ảnh: Tiền Phong |
Hiện dân số của ngôi làng chỉ vào khoảng 300 người và những cư dân này sống chủ yếu dựa trên lương thất nghiệp và lương hưu, một số thì đi săn ngỗng để kiếm thêm thu nhập.
Hiện tại, một nửa của ngôi làng đã bị nhấn chìm trong cát và nhiều người cho rằng những tác động ảnh hưởng đến lớp băng vĩnh cửu cùng sự phá hủy đáy biển chính là nguyên nhân giải phóng lượng cát khổng lồ nhấn chìm những ngôi nhà.
Ngôi làng kỳ lạ này hoàn toàn biệt lập với bên ngoài và cách duy nhất để có thể lên đảo chính là đường thủy hoặc máy bay.
Minh Di (tổng hợp)