Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) các làng nghề mộc sầm uất cách Hà Nội 20 km, từng phải tháo dỡ hàng trăm biển hiệu do vi phạm luật Quảng cáo vào năm 2013. Tuy nhiên gần đây, biển hiệu ghi toàn tiếng Trung "tái xuất" rầm rộ.
Chủ cửa hiệu kinh doanh đồ gỗ tại xã Hương Mạc với biển hiệu hoàn toàn in chữ Trung Quốc đang giao dịch khách Trung. Ảnh: VNN |
Theo người dân địa phương cho biết, phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp tìm đến làng nghề giao dịch nên biển hiệu thường phải ghi chữ Trung Quốc.
Biển chỉ dẫn ở ven sông Ngũ Huyện Khê. |
Theo ghi nhận của PV VietNamNet, Pháp Luật Plus, các tuyến đường, dãy phố tại đây tràn ngập biển hiệu quảng cáo tiếng Việt, tiếng Trung, nhiều cửa hiệu treo biển hiệu chỉ toàn chữ tiếng Trung. Có những đoạn phố nhiều biển hiệu quảng cáo chỉ toàn chữ Trung Quốc khiến ai nhìn cũng cảm giác không phải ở Việt Nam.
Trên đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), biển hiệu với hầu hết là chữ Trung Quốc chỉ người biết tiếng Trung mới có thể hiểu. Ảnh: VNN |
Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định về tiếng nói, chữ viết, rất nhiều biển hiệu ở các khu phố thuộc phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) đang vi phạm quy định này.
Biển toàn tiếng Trung của cửa hàng bán túi xách, dây lưng da trên con phố sầm uất thuộc xã Hương Mạc. Ảnh: VNN |
Không chỉ thương lái đồ gỗ mà nhiều người Trung Quốc còn thuê cửa hàng kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống chỉ chủ yếu phục vụ người Trung Quốc sang mua bán đồ gỗ. Vì vậy biển hiệu thường in tiếng Trung Quốc cho khách hàng dễ tìm.
Ảnh: Pháp luật Plus |
Nhiều cửa hiệu sản xuất, kinh doanh ở Hương Mạc treo bảng, biển quảng cáo toàn chữ Trung Quốc. Ảnh: VNN |
Theo ghi nhận của báo chí, những biển hiệu sai quy định, mất bản sắc văn hóa đang mọc lên ngày càng nhiều và không chỉ tại Bắc Ninh. Cách xử lý với thực trạng nhức nhối này đang là vấn đề đặt ra cho các cơ quan chức năng.
Đức Hòa (tổng hợp)