Tin mới

Giải mã kiệu "bay" húc vỡ kính ô tô ở Hà Nội

Thứ sáu, 27/02/2015, 09:48 (GMT+7)

Đoạn video ghi lại hình ảnh kiệu do 4 người khiêng đã lao vào đâm vỡ kính của một chiếc ô tô trong lễ hội rước "kiệu bay" tại xã Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Đoạn video ghi lại hình ảnh kiệu do 4 người khiêng đã lao vào đâm vỡ kính của một chiếc ô tô trong lễ hội rước "kiệu bay" tại xã Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

"Kiệu bay" húc vỡ kính ô tô ở Hà Nội

Đoạn video dài gần 2 phút, ghi lại cảnh "kiệu bay" đâm vỡ kính ô tô Kia Morning ở lễ hội kiệu bay tại xã Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Theo nội dung đoạn video, kiệu được khiêng bởi 4 người. Sau một hồi còi, chiếc kiệu do 4 người khiêng được lấy đà cách xa khoảng chục mét rồi chạy ra lao thẳng đầu kiệu vào đuôi xe Kia Morning, trong tiếng reo hò của mọi người. 

Người dân xung quanh thi nhau chắp tay vái lạy, có người còn sờ tay vào đầu rồng của chiếc kiệu xem có bị sứt mẻ, bong tróc gì không.

Trong quá trình chạy, phu kiệu liên tục được thay đổi để đảm bảo kiệu chạy nhanh. Sau khoảng gần 10 lần đâm, đầu kiệu đã đâm nát vụ kính sau của chiếc xe rồi dừng lại. Một người phụ nữ được cho là chủ xe cầm một tờ tiền quỳ lạy van xin, sau đó kiệu rời đi nơi khác. 

Được biết lễ rước kiệu là một trong những phong tục truyền thông có ở nhiều nơi. Trong các lễ rước kiệu thường có hiện tượng kiệu bay. Nhiều khi, kiệu tự di chuyển, rồi xoay vòng khiến cho người khiêng không kiểm soát được. Nhiều người giải thích hiện tượng "kiệu bay" là do thần hoặc thánh nhập vào người rước kiệu. Cũng có người cho rằng, do một nguồn năng lượng huyền bí nào đó đã điều khiển chiếc kiệu.

Giải mã hiện tượng "kiệu bay"

Lý giải về hiện tượng "kiệu bay" , trao đổi trên báo Giadinh.net, TS Nguyễn Thị Ngọc Mai, Viện Nghiên cứu con người (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết, hiện tượng này có thể do yếu tố không cân xứng về trọng lực của những người khi khiêng kiệu. Cụ thể, chiếc kiệu được khiêng rất nặng, trong khi đó sức khỏe, chiều cao của đội khiêng kiệu mỗi người một khác nhau, từ đó dẫn đến trọng lượng kiệu không được dàn đều và trở nên khập khiễng, liêu xiêu. Ngoài ra, vì lễ hội thường diễn ra ở nông thôn nên địa bàn chỗ cao chỗ thấp, người xem kiệu đông dẫn đến xô đẩy, còn người khiêng không phải ai cũng chịu được sức nặng và giữ thăng bằng nên cảm tưởng kiệu bay được mô phỏng từ đó.

Kiệu "bay" húc vỡ kính ô tô ở Hà Nội

GS.TS Nguyễn Văn Trị, Viện Vật lý Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội lý giải, hiện tượng kiệu quay có thể được thực hiện nhờ Định luật bảo toàn mômen động lực, trong đó 8 người khênh đều thống nhất với nhau. Đây là trạng thái thăng hoa cao độ của con người, gần giống như hình ảnh những người đứng trên không trung. Nhờ sự cân bằng của chiếc gậy nên họ có thể biểu diễn nhiều động tác trên không trung, cả mấy tiếng đồng hồ mà không sợ rơi.

Video: Trước đó năm 2011 kiệu bay cũng đâm vỡ kính ô tô

H.Nguyên (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news