Tin mới

Kinh hoàng rắn hổ mang chúa giết bạn tình của đối thủ

Thứ sáu, 20/06/2014, 14:53 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Sau khi loại bỏ đối thủ trong cuộc chiến giành bạn tình, con hổ mang chúa đực mới sẽ giết chết con cái nếu bị con cái cự tuyệt.

 

(Tinmoi.vn) Sau khi loại bỏ đối thủ trong cuộc chiến giành bạn tình, con hổ mang chúa đực mới sẽ giết chết con cái nếu bị con cái cự tuyệt.
Khi một con hổ mang đực khác xuất hiện, cuộc chiến giành bạn tình sẽ diễn ra. Nếu con đực mới đến thắng, con đực còn lại buộc phải bỏ đi.
Con cái lúc này trở thành chiến lợi phẩm của con đực mới. Nhưng do con cái đã giao phối với con đực trước nên nó không chấp nhận con đực mới. Và kết cục đau đớn là nó bị con hổ mang đực mới giết chết.

Xem video cận cảnh

 

Rắn hổ mang chúa còn gọi là Rắn hổ mây (tên khoa học: Ophiophagus hannah) là loài rắn độc cỡ lớn nhất thế giới, có chiều dài có thể lên đến 5,7 m

Thân rắn hổ mang chúa không dày và trọng lượng ít khi vượt quá 20 kg. Đầu, lưng màu nâu xám, vàng lục hay màu chì. Những vảy thân từ giữa cơ thể tới hết đuôi có viền xám đen. Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu là đầu độc thần kinh, và con rắn này hoàn toàn có thể giết chết một người chỉ bằng một cú cắn[2]. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 75%, nhưng phần lớn các cú cắn của nó có mức nọc độc không gây hại[2][3][4]. Rắn hổ mang chúa thường sống trong hang dưới nhũng gốc cây lớn hay thân cây gỗ trong rừng, bên bờ suối... thức ăn là các loài rắn khác, chim, chuột, thằn lằn, kì đà. Rắn hổ mang chúa đẻ trứng vào khoảng tháng 4-5.

                         

Trên thế giới, rắn hổ mang chúa phân bố tại Nêpan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippin, Malaixia, Indonesia và Việt Nam.

Nọc độc của hổ mang chúa vô cùng kinh khủng. Một cú đớp của hổ mang chúa sẽ cướp mạng con voi nặng vài tấn. Lượng nọc độc trong cơ thể hổ mang chúa đủ giết vài chục người. Tuy nhiên, rất ít trường hợp ghi nhận hổ chúa cắn chết người ở Western Ghats. Loài hổ mang chúa chỉ tấn công, tiêm nọc độc vào con người, khi con người tấn công, giết hại chúng.

Phần lớn các cú đớp của nó không có nọc độc, hoặc nó chỉ tiêm lượng nọc độc cực ít qua răng nanh, để đe dọa con người. Khi bị dồn vào đường cùng, nó mới nhả lượng nọc lớn. Loài rắn này có khả năng kiểm soát lượng nọc độc trong khi tấn công.

Các nhà khoa học đến từ phương Tây đã có nhiều cuộc nghiên cứu về hổ chúa ở Western Ghats, nơi được cho là vương quốc của loài hổ mang chúa, thậm chí gắn thiết bị theo dõi vào những con hổ chúa khổng lồ, tuy nhiên, rắn vua vẫn là loài cực kỳ bí ẩn. Sự hiểu biết của con người về rắn hổ chúa gần như vẫn bằng không.

Thoa Nguyễn (TH)

Xem thêm video trên Tin Mới Xem trăn khổng lồ săn cá sấu dưới đáy đại dương

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news