(Tinmoi.vn) Hơn 100 năm sau khi tục lệ bó chăn ở Trung Quốc bị cấm, vẫn còn một số người phụ nữ còn sống là nhân chứng sống cuối cùng của tục lệ kinh hoàng này.
Tục bó chân vốn là một biểu tượng của cái đẹp và địa vị, nó giúp cho bàn chân của người phụ nữ trông nhỏ xinh, phổ biển rộng rãi khắp Trung Quốc trong nhiều thế kỷ, từ thế kỷ thứ 10 đến mãi đầu thế kỷ 20 vào năm 1912 mới bị cấm.
Những hình ảnh người phụ nữ từ 80 đế 90 tuổi sau khi bị bó chân tại các khu vực nông thôn vào khoảng năm 1939, được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Hong Kong Jo Farrell.
Đôi chân "gót sen" vốn là biểu tượng của cái đẹp ở Trung Quốc
Chân của người phụ nữ sau khi được bó sẽ được tháo băng 2 ngày mỗi lần để vệ sinh và những lần bó chân sau luôn chặt hơn lần trước. Họ cũng được khuyến khích đi bộ nhiều, để trọng lượng dồn vào đôi chân, để đôi chân được bó chặt hơn.
Những nhân chứng của hủ tục bó chân đều là nông dân, sống và làm việc ở những khu vực nông thôn, xa cuộc sống thành phố
“Những người phụ nữ thời kỳ này phải bó chân mới tìm được chồng tốt. Các bà mối cũng như mẹ chồng coi đôi chân nhỏ của các cô gái là dấu hiệu của một người vợ ngoan” – Nhiếp ảnh gia Jo Farrell (Hồng Kông) giải thích.
Đôi giày bút sen còn sót lại
Nhiều người còn bị khuyết tật kéo dài đến suốt cuộc đời.
Phụ nữ bị bó chân khi mới khoảng 4-9 tuổi.
H.Nguyên