Kuntao - một môn võ rất lợi hại, mang dáng dấp giống Triệt quyền đạo của Lý Tiểu Long đang đang được thế giới đua nhau học. Nhưng tại quê hương Trung Quốc, nó như bị "hắt hủi".
[mecloud]cvekM9eAPs[/mecloud]
Môn võ Kuntao của cộng đồng người gốc Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt phát triển mạnh tại khu vực ĐNÁ như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Brunei.
Kuntao nổi tiếng với các bài kiếm, dao và giáo. Ảnh: Kuntao.com |
Nhưng ở Trung Quốc đại lục hay Đài Bắc (Trung Hoa), môn võ độc đáo này lại không được nhiều người tập luyện.
Kuntao mang phong cách chiến đấu khá giống với môn Pencat Silat của Indonesia, với lối đánh áp sát, sử dụng rất nhiều đồi gối, cùi chỏ trong ra đòn.
Kuntao có thể giúp bạn tay không có thể hạ knockout những kẻ tấn công có vũ khí trong đó nhấn mạnh là Dao con và Súng ngắn. Ảnh: Internet |
Có một nguyên tắc chiến đấu quan trọng của môn Kuntao đó là: thay vì ngăn chặn, tránh né một đòn đánh của đối thủ thì hãy tiến tới áp sát và ra đòn phản công vào những bộ phận dễ bị tổn thương nhất.
Kuntao rất chú trọng sự tỉnh táo và tốc độ - những nền tảng của phòng thủ rồi phản đòn. Có lẽ cũng vì điều này khiến nhiều người cho rằng Kuntao có dáng dấp của võ thuật Lý Tiểu Long.
Kuntao bao gồm hệ thống kỹ thuật đa dạng với các cú đá tầm cao, sử dụng đòn tay với nhiều tầm đánh ngắn, dài khác nhau, kết hợp với cùi chỏ, gối… Môn võ này cũng rất giỏi ở khả năng lăn, vật lộn, bật nhảy…
Theo những tài liệu nghiên cứu về võ thuật, Kuntao là sự pha trộn về phong cách của cả hai miền Bắc và Nam Trung Hoa trong đó sự ảnh hưởng của miền Nam có vai trò lớn hơn.
Kuntao không thể so sánh với các môn phái lớn của Trung Quốc như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My, Vịnh Xuân hay wushu hiện đại. Nhưng tại Đông Nam Á Kuntao cũng dần được coi là môn võ tự vệ có tính hiệu quả cao, được áp dụng cho các lực lượng vũ trang.
Sở dĩ, Kuntao không được phổ biến tại Trung Quốc bởi đất nước này vốn đã sở hữu quá nhiều môn phái lừng danh.
Đức Hòa (tổng hợp)