Tin mới

Lãnh đạo Vinastas: Nước mắm cao đạm chứa arsen hữu cơ vẫn an toàn

Thứ ba, 18/10/2016, 15:37 (GMT+7)

Trước kết quả thử nghiệm Arsen (thạch tín) tổng cho thấy có đến 101/150 mẫu nước mắm được khảo sát có hàm lượng thạch tín cao quá mức cho phép. Đáng chú ý, 95,65 \% nước mắm độ đạm cao thì chứa thạch tín càng nhiều khiến nhiều người hoang mang.

“Rất may 20 mẫu có Arsen tổng vượt ngưỡng không phát hiện Arsen vô cơ. Arsen phát hiện là Arsen hữu cơ, không độc. Điều đó chứng tỏ nước mắm vẫn an toàn, người tiêu dùng không nên quá lo ngại về việc Arsen vượt ngưỡng".

Đó là khẳng định của ông Vương Ngọc Tuấn Phó tổng thư ký Vinastas được báo Infonet đăng tải sau khi xuất hiện thông tin nhiều mẫu nước mắm trong nước có Arsen (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép.

[mecloud]U9ILJXJGzS[/mecloud]

Video: VTV

Cũng theo trao đổi với báo này, ông Tuấn đã phản bác thông tin “nước mắm có hàm lượng đạm cao là không tốt".

Theo ông Tuấn, hiện nay người tiêu dùng đang phải trả tiền cho quảng cáo ảo. Theo quy định, nước mắm phải có hàm lượng đạm 10g/lít nhưng thực tế có nhiều loại không đạt nhưng vẫn gọi là nước mắm. Những nhập nhèm trên thị trường nước mắm hiện nay được cho là do thiếu quy chuẩn, do đó các cơ quan quản lý cần nghiên cứu có quy định cụ thể về bản chất các loại nước mắm trên thị trường, kiểm tra quy trình sản xuất, ghi nhãn công bố.

Việc có công bố danh sách 88 thương hiệu nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép không, ông Tuấn cho biết mục đích của khảo sát này là thông tin cho người tiêu dùng biết thực trạng của ngành nước mắm. Sau hội thảo, nếu cơ quan quản lý nhà nước cho phép công bố Hội sẽ công bố.

Về việc này, ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng khẳng định đây là Arsen hữu cơ chứ không phải Arsen vô cơ. Còn chỉ tiêu Arsen hữu cơ vượt ngưỡng có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không cần có nghiên cứu, đánh giá sau.

Ông Dũng khẳng định, chưa thấy loại nước mắm nào là không an toàn (trong báo cáo mới chỉ nói đến độ đạm và chất lượng chứ chưa thấy độc chất). Điều quan trọng hiện nay là các nhà sản xuất có công bố công khai và minh bạch thành phần nước mắm, nước chấm hay không.

“Đây là kết quả khảo sát chứ chưa phải là kết quả giám định, kiểm định để làm cơ sở xử lý. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng đây là nguồn tin quan trọng để các doanh nghiệp công bố đúng thông tin, để người dân hiểu được, tránh việc công bố một đằng nhưng thực tế hàm lượng lại thấp hơn”, ông Dũng nhấn mạnh.

Trong một diễn biến khác, trao đổi trên Đất Việt, ông Trương Quang Hiến, Chủ tịch Hiệp hội nước mắm Phan Thiết cho rằng cần phải xem xét lại các kết quả được đưa ra của Vinastas

Theo ông Hiến, bất cứ doanh nghiệp nào khi làm nước mắm truyền thống cũng đều phải tuân thủ các quy định của Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) và Sở Y tế địa phương. Nếu nước mắm nhiều đạm ăn mà độc hại, nhiễm thạch tín thì làm sao xuất khẩu đi nước ngoài được. 

“Nước mắm truyền thống từ 20-30No đạm là loại ngon, từ 10-20No đạm là loại bình thường, cao hơn nữa thì do khoa học kỹ thuật. Nếu nước mắm nhiều đạm ăn mà độc hại, nhiễm thạch tín thì làm sao xuất khẩu đi nước ngoài được. Ở đây các doanh nghiệp thu mua cá xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu. Một bữa người ta có thể ăn hết 200 - 250 mg nước mắm. Nếu không đạt tiêu chuẩn chắc chắn không thể bán vào các thị trường này vì yêu cầu, đòi hỏi của họ rất cao".

Ngoài ra, ông Hiên cũng cho biết thêm: "Sản xuất nước mắm truyền thống chỉ có cá và muối thì sẽ cao đạm và ngon nhất. Còn bất kể anh cho một loại hóa chất hay một chất phụ gia nào vào là đã không tốt rồi. Nước mắm công nghiệp chỉ được 2,3, 4 đạm thì đương nhiên arsen thấp. Nó chỉ có màu, mùi còn đạm làm gì có đâu. Ở đây ngang bằng muối pha màu chứ đâu phải nước mắm. Nếu nhận được những văn bản kết luận như vậy chắc chắn tôi sẽ lên tiếng phản đối”.

Đức Hòa (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news