Liên quan đến nghi vấn "hợp đồng tình cảm" với đại gia mà tòa sơ thẩm xét xử Trương Hồ Phương Nga (29 tuổi hoa hậu người Việt tại Nga 2007) và Nguyễn Đức Thùy Dung (27 tuổi) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại phiên tòa, bị cáo Nga cho biết 16,5 tỷ là tiền hợp đồng tình cảm chứ không phải chiếm đoạt.
Một trong những hình ảnh về email được cho là của đại gia gửi đến hoa hậu Phương Nga. |
Theo lời khai của bị cáo Phương Nga và Thùy Dung thì hợp đồng này được lập trên cơ sở tự nguyện của cả 2 bên là Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ Tuy nhiên, cũng theo lời khai thì Nga biết ông Mỹ đã có gia đình nên dù có tình cảm nhưng không thể đi đến hôn nhân được.
"Hợp đồng tình cảm" này lẽ ra kéo dài trong vòng 7 năm. Nhưng sau đó 2 bên phát sinh mâu thuẫn nên ông Mỹ "lật kèo", tố cáo hoa hậu chiếm đoạt tiền.Bản thân Nga cũng không yêu cầu có hôn thú với ông Mỹ mà chỉ cần yêu thương chăm sóc nhau là được.
Ngay sau khi phiên sơ thẩm kết thúc, trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều hình ảnh chụp lại nội dung những bức thư điện tử được cho là "hợp đồng tình cảm" giữa hoa hậu Phương Nga và một vị đại gia ở Sài Gòn.
Trên Báo Giao thông đưa tin, các đoạn email trao đổi qua lại thể hiện, đại gia có đưa ra một số điều khoản để đi đến thống nhất một bản “hợp đồng tình cảm’. Trong đó có đề cập một số nội dung như: “không được cưỡng ép tài chính với anh nữa”, “anh chủ động thời gian thăm em”, "không đóng phim có cảnh nóng”…
Nhân vật trong email có yêu cầu không đối tác không được cưỡng ép tài chính nữa và hứa sẽ chủ động đến thăm người tên Nga. "Vì công việc và phải xoay tiền nên nhiều khi ảnh hưởng đến thời gian, chỉ qua 2 – 3 ngày trong tuần. Lúc nào bận quá ghé nhanh cũng không được đánh giá lung tung".
Trước những thông tin ảnh chụp email được cho là “hợp đồng tình cảm” lan truyền trên mạng xã hội. Trao đổi trên Báo Giao thông, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (bảo vệ cho hoa hậu Phương Nga) cho biết ông đang nỗ lực khắc phục email của Phương Nga nhằm tìm bằng chứng để phục vụ cho việc bảo vệ thân chủ của mình, làm rõ bản chất của vụ án.
Luật sư Hưng, luật sư bào chữa cho Trương Hồ Phương Nga cho biết, ông đã đọc được những tài liệu này, tuy nhiên, đây là nguồn tài liệu chưa được xác thực và thông tin đưa ra rất không có lợi cho bị hại, vậy nên ông không bình luận gì.
Liên quan tới giá trị pháp lý của “hợp đồng tình cảm” (nếu có trong trường hợp này), trao đổi trên Tuổi trẻ, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, "hợp đồng" này sẽ được coi là giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 127, 128 BLDS 2005. Bởi vì, mục đích và nội dung của giao dịch trái đạo đức xã hội.
Ông Mỹ đang tồn tại hôn nhân hợp pháp với người khác nếu đi thỏa thuận với bị cáo theo kiểu “đổi tiền” lấy “tình ái”, là trái với đạo lý. Nó còn cho thấy có dấu hiệu của hành vi mua - bán dâm theo định nghĩa tại Điều 3 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003.
Luật sư Chánh cũng cho rằng, hiện nay, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cho phép áp dụng “Hợp đồng hôn nhân” của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc của vợ chồng.
Trao đổi trên báo Người Lao Động, luật sư Nguyễn Thành Công (Giám đốc Công ty Đông Phương Luật) - Đoàn Luật sư TP HCM
Về bản chất, “hợp đồng tình ái” như cách hiểu thông thường và như lời khai của bị cáo Phương Nga là một hợp đồng không có giá trị. Nếu có tranh chấp yêu cầu tòa án phân xử thì tòa sẽ tuyên hợp đồng vô hiệu vì hợp đồng này không điều chỉnh bất kỳ quan hệ nào.
Thêm vào đó, việc giao kết hợp đồng này (nếu có thật) thì cũng vi phạm về đạo đức khi một bên trong hợp đồng này là một người đã có vợ (có gia đình – tức là đã đăng ký kết hôn) và chuyện hợp đồng tình ái – yêu đương hay tình dục này đã vi phạm vào chế độ hôn nhân một vợ một chồng trong Luật Hôn nhân gia đình. Nhìn ở bất cứ góc độ nào, một “hợp đồng tình ái” như vậy là hoàn toàn vô hiệu trước pháp luật.
Đức Hòa (tổng hợp)