Tin mới

Luật sư vụ tai biến chạy thận ở Hòa Bình: Ông Trương Quý Dương phải chịu trách nhiệm chính

Thứ năm, 24/05/2018, 15:11 (GMT+7)

Khi bào chữa cho các bị cáo trong vụ án, luật sư cho rằng để xảy ra sự cố khiến 9 người tử vong, trách nhiệm chính thuộc về nguyên Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Khi bào chữa cho các bị cáo trong vụ án, luật sư cho rằng để xảy ra sự cố khiến 9 người tử vong, trách nhiệm chính thuộc về nguyên Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình. 

Tri thức trực tuyếnDân Trí cho hay, sáng ngày 24/5, Tòa án nhân dân TP Hòa Bình tiếp tục bước sang ngày thứ 8 xét xử bị cáo Hoàng Công Lương cùng 2 bị cáo khác có liên quan đến vụ chạy thận khiến 9 nạn nhân tử vong tại BVDDK tỉnh Hòa Bình vào ngày 29/5/2017 gây xôn xao dư luận. 

Theo đó, trong phiên làm việc sáng hôm qua 23/5, sau khi VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đọc bản luận tội và đưa ra các mức án đề nghị đối với các bị cáo, phiên tòa bước sang phần tranh luận với nhiều tình tiết đáng chú ý. 

Ông Trương Quý Dương  - Nguyên GĐ BVĐK Hòa Bình. Ảnh: Dân Trí

Luật sư Nguyễn Tiến Dũng - bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc (GĐ Công ty Trâm Anh) cho rằng VKS và cơ quan điều tra chưa làm rõ được trách nhiệm của đơn vị, cá nhân quản lý vận hành sửa chữa bảo dưỡng thiết bị lọc nước RO.

Luậy sư Dũng cho biết thời điểm xảy ra sự cố, chưa có hợp đồng số 05 giữa công ty Thiên Sơn và Trâm Anh. Thời điểm đó Quốc vẫn đang làm việc tại TP Vinh, chiều tối cùng ngày mới về đến nhà ở Bắc Ninh.

Đến chiều 29/5, đại diện công ty Thiên Sơn mới cầm hợp đồng lên BV đa khoa Hoà Bình để Quốc ký, việc này có sự chứng kiến của PGĐ công ty Thiên Sơn, nhân viên tên Tiên và em vợ Quốc. Đến sáng 30/5, việc đóng dấu vào hợp đồng mới được hoàn hoàn tất.

Ngoài ra, kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an nói rõ, đồng hồ đo độ dẫn điện có sai số quá lớn, không đảm bảo để sử dụng. Trong khi Quốc khai đã làm hơn 20 lần, tất cả đều chỉ dựa vào chỉ số đo độ dẫn điện của đồng hồ để xác định việc bảo dưỡng để hoàn thành hay chưa.

Trình bày trước HĐXX, luật sư Dũng cho rằng, trong sự cố y khoa làm 9 bệnh nhân chết, cần xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác, trong đó BVĐK tỉnh phải có trách nhệm lớn nhất vì đã không ban hành quy trình bảo dưỡng, vận hành máy lọc nước RO.

"Đây là trách nhiệm rất lớn mà bệnh viện phải nhận. Cần điều tra xác định trách nhiệm của những cá nhân về quản lý bảo dưỡng sửa chữa, mà vào thời điểm đó, ông Trương Quý Dương là người đứng đầu tại bệnh viện”, luật sư Dũng lập luận.

Trước đó, ngay từ những phiên xét xử đầu tiên của toà, ông Trương Quý Dương - nguyên giám đốc BVĐK Hoà Bình, được các luật sư liên tục đề nghị HĐXX triệu tập đến toà để làm rõ một số vấn đề liên quan đến trách nhiệm của BVĐK tỉnh Hoà Bình đến cái chết của 9 bệnh nhân chạy thận tại đơn nguyên thận nhân tạo, nhưng đến nay ông này vẫn “bặt vô âm tín” và chỉ xuất hiện người đại diện được uỷ quyền tại toà.

Luật sư Dũng cũng cho rằng thân chủ của mình không phải là người có trách nhiệm bàn giao thiết bị cho bệnh viện, mà đó là trách nhiệm của công ty Thiên Sơn.

Đối đáp lại các luận điểm của luật sư, đại diện VKS giữ quyền công tố tại tòa cho rằng bị cáo Quốc thực hiện hợp đồng với tư cách là người của công ty Thiên Sơn, không có trách nhiệm bàn giao, thì khi luận tội VKS đã xác định công ty này có trách nhiệm dân sự.

VKS nhấn mạnh nguyên nhân xảy ra sự cố không phải là các vấn đề nêu trên mà là do bị cáo Quốc đã sử dụng 2 hóa chất không được phép sử dụng, chứng kiến thiết bị đưa vào chạy thận mà không ngăn cản. "Đây là sự chủ quan của Quốc", đại diện VKS nhận định.

VKS cũng cho hay trong quá trình điều tra và truy tố chưa thấy có đủ căn cứ xem xét xử lý hình sự đối với ông Trương Quý Dương và Đỗ Anh Tuấn (giám đốc công ty Thiên Sơn). Nếu tại phiên tòa HĐXX thấy có căn cứ thì xem xét trách nhiệm của những cá nhân liên quan.

Liên quan đến trách nhiệm của Bộ Y tế, VKS thấy có những sơ hở trong công tác quản lý của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và Bộ Y tế. Cụ thể, công tác xã hội hóa về chạy thận chưa được kiểm tra. Do đó, cơ quan chức năng chưa có quy định cụ thể về điều kiện chủ thể được phép sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế vật tư tiệt trùng nước đối với RO dùng cho chạy thận.

Theo đại diện VKS, việc sửa chữa và bảo dưỡng này không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ.

Trước đó, sáng cùng ngày, đại diện VKSND TP Hòa Bình đề nghị Hoàng Công Lương (bác sĩ khoa Hồi sức) mức án 30-36 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; bị cáo Trần Văn Sơn 4-5 năm tù cùng tội danh.

VKS cũng đề nghị Bùi Mạnh Quốc (nguyên Giám đốc Công ty Trâm Anh) 5-6 năm tù tội Vô ý làm chết người.

VKS đề nghị Hoàng Công Lương 30-36 tháng tù treoSáng nay, nghe xong đại diện cơ quan công tố đề nghị mức án với 3 bị cáo, những người dự khán đồng loạt vỗ tay.

Minh Di (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news