Tin mới

Lý giải cơn giông lớn dị thường khiến hai người chết ở Hà Nội chiều 13/6

Chủ nhật, 14/06/2015, 09:58 (GMT+7)

Chuyên gia khí tượng cho biết, cơn giông mạnh là một dạng thời tiết nguy hiểm, thời gian hình thành và kết thúc có khi chỉ khoảng 10 phút. Càng những ngày nắng nóng gay gắt thì dông lốc xảy ra càng ác liệt do hoạt động đối lưu tăng cao.

Chuyên gia khí tượng cho biết, cơn giông mạnh là một dạng thời tiết nguy hiểm, thời gian hình thành và kết thúc có khi chỉ khoảng 10 phút. Càng những ngày nắng nóng gay gắt thì dông lốc xảy ra càng ác liệt do hoạt động đối lưu tăng cao.

[mecloud]oh0vQcUE4A[/mecloud]

Hiện trường Hà Nội "tả tơi" sau cơn giông lốc dị thường chiều 13/6

Như tin tức đã đưa, khoảng 17h chiều 13/6, một cơn mưa dông kèm theo gió giật mạnh xảy ra tại Hà Nội khiến hàng trăm cây xanh trên đường ngã đổ. Hai người bị cây ngã đè chết, và khoảng 10 người bị thương. Ngoài ra, hàng trăm ôtô, xe máy bị cây xanh đè lên gây hư hại nghiêm trọng.

Lý giải cơn giông lớn dị thường khiến hai người chết ở Hà Nội chiều 13/6

Phố phường Hà Nội mù mịt, cây đổ ngổn ngang trong cơn giông lớn dị thường chiều 13/6

Hai nạn nhân tử vong là chị Đào Thị Oanh (21 tuổi) bị cây xanh đổ đè vào xe đạp điện ở trước số nhà 110 đường Minh Khai (Q. Hai Bà Trưng) và ông Dương Quang Thọ (61 tuổi, ở P. Tứ Liên, Q.Tây Hồ) đi xe máy bị cây đè tại ngã tư Quang Trung –Nguyễn Du.

Lý giải cơn giông lớn dị thường khiến hai người chết ở Hà Nội chiều 13/6

Gió lớn còn khiến một ô tô tải bị lật trên cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: HNM

Theo xác nhận từ Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT CATP Hà Nội trên báo Hà Nội Mới: Trong cơn mưa dông vào chiều 13/6 đã có tới hơn 120 cây lớn đổ, gãy (trong tổng số khoảng hơn 700 cây đổ, gãy), trong đó có 98 cây chắn ngang đường gây cản trở giao thông. 
Riêng trên phố Nguyễn Du có tới 5 cây xà cừ kích thước rất lớn gãy đổ. Sơ bộ đã có 13 xe ô tô bị cây đè trúng. Nhiều xe máy cũng chịu cảnh tương tự.

Theo nhận định của ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia trên Vietnamplus, cơn giông kèm gió giật mạnh tại Hà Nội chiều tối ngày 13/6, cho thấy thời tiết đang diễn biến cực kỳ nguy hiểm. Mức gió giật trong cơn giông lốc này đạt từ cập 6, 7 đến cấp 8.

“Với mức độ gió giật mạnh và thực tế nguy hiểm như vậy, nên cơn giông chiều 13/6đã khiến hàng loạt cây xanh bị đổ gãy ngang đường, nguy hiểm hơn là đè lên nhà cửa và các phương tiện giao thông trên khắp nhiều tuyến đường, phố của Hà Nội", ông Hải nói.

Ông Hải cho biết thêm, trước khi xảy ra trận giông lốc mạnh, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương đã phát bản tin cảnh báo mưa rào và dông sẽ ảnh hưởng tới khu vực phía Tây Nam Hà Nội bao gồm các quận, huyện Chuơng Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, sau đó lan dần đến các khu vực khác. Trong cơn dông cần đề phòng có gió giật mạnh.

“Theo thống kê của chúng tôi, hàng năm, tình hình dông lốc thường tập trung vào tháng 5, tháng 6. Trung bình mỗi tháng có tới 15-16 ngày có khả năng xảy ra giông lốc,” ông Hải cho biết.

Về tình hình thời tiết trong tháng 6 này, ông Hải cho biết thêm: “Tình hình giông lốc dự báo sẽ tiếp tục xảy ra, tuy nhiên, khả năng những giông lốc cực kỳ nguy hiểm như vừa diễn ra chiều nay sẽ ít hơn”.

Chia sẻ thông tin trên Zing.vn, ông Nguyễn Đức Hòa- Phó trưởng phòng dự báo khí tượng hạn vừa hạn dài (Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương) cho biết: “hiện tượng dông, tố, lốc kèm theo mưa thường diễn ra rất nhanh vào cuối ngày.

"Cơn dông mạnh là một dạng thời tiết nguy hiểm, thời gian hình thành và kết thúc có khi chỉ khoảng 10 phút. Càng những ngày nắng nóng gay gắt thì dông lốc xảy ra càng ác liệt do hoạt động đối lưu tăng cao”.

Cũng theo thông tin từ cơ quan khí tương cung cấp trên bản tin thời sự 19h tối ngày 13/6, mưa giông có thể tái diễn trong chiều nay (14/6). 

Trước diễn biến thời tiết dị thường, cơn lốc cực kỳ nguy hiểm như chiều qua, lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến nghị người dân, nhất là người tham gia giao thông cần đề phòng và ít ra đường để tránh những rủi ro đáng tiếc.

Giông lớn không chỉ gây nguy hiểm cho người và các phượng tiện giao thông đường bộ, đường sắt mà theo chuyên gia về đường thủy, nó còn là tình huống "bất khả kháng" đối với tàu thuyền khi đang hoạt động trên sông, hồ, nhất là các tàu thuyền du lịch.

H.M (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news