Tin mới

Lý giải phong tục kiêng quét nhà ngày Tết

Thứ sáu, 16/02/2018, 19:08 (GMT+7)

Ngày Tết thường kiêng quét nhà trong những đầu năm mới, liệu đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại kiêng quét nhà những ngày này chưa? Cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu rõ một phong tục hay của ông cha ta nhé.

Ngày Tết thường kiêng quét nhà trong những đầu năm mới, liệu đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao lại kiêng quét nhà những ngày này chưa? Cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu rõ một phong tục hay của ông cha ta nhé.

Ngày Tết thường có tục kiêng quét nhà ngày đầu năm mới, vậy tại sao lại kiêng quét nhà và nguồn gốc ra đời tục lệ này ra sao, có phải bắt buộc kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết đúng hay không thì cùng xem bài viết Lý giải phong tục kiêng quét nhà ngày Tết để có câu trả lời rõ ràng nhất nhé. 

Giải thích tục kiêng quét nhà ngày Tết

Từ rất lâu rồi, ắt hẳn ai cũng được ông bà, bố mẹ dặn trong 3 ngày Tết mùng 1, mùng 2 và mùng 3 đều kiêng quét nhà. Biết rõ tục lệ này nhưng nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của nó ra sao thì có thể nhiều bạn lại chưa biết rõ đâu. 

Tại sao kiêng quét nhà ngày Tết? 

Nguồn gốc phong tục kiêng quét nhà ngày Tết. Ảnh: Internet

Rõ ràng các gia đình đều chỉ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ đến ngày 29 hoặc 30 Tết, sang ngày mùng 1 thì không ai quét nhà, đổ rác cả phải không ạ? Tục lệ này được bắt nguồn từ xa xưa theo một câu chuyện cổ bên Trung Quốc rằng: Có một lái buôn tên Âu Minh, lúc đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần tặng một người hầu tên Như Nguyệt về phục vụ. Từ ngày có Như Nguyệt công việc làm ăn của Âu Minh thuận lợi hẳn, giàu lên nhanh chóng.

Tuy nhiên vào ngày mùng một Tết nọ, Như Nguyệt làm vỡ chiếc bình quý đắt tiền của gia đình, bị Âu Minh phạt đánh, Như Nguyệt sợ quá trốn vào đống rác ở góc nhà. Không may là vợ Âu Minh lại không để ý nên đã hót luôn đống rác có Như Nguyệt đang trốn ở trong đem đổ đi. Từ đó, Như Nguyệt đi đâu không rõ, còn gia đình Âu Minh cũng dần làm ăn kém đi, sa sút hơn hẳn.

Dân làng kháo nhau bảo Như Nguyệt chính là vị thần Tài mang đến tiền bạc, may mắn cho nhà họ Âu mà họ Âu lại không biết quý trọng, dân làng cũng lập một bàn thờ Như Nguyệt hy vọng Như Nguyệt cũng sẽ mang may mắn đến cho dân làng. Và đó chính là lý do cho tục kiêng quét nhà ngày Tết, không đuổi vị thần Tài của gia đình trong ngày năm mới đi đã lan truyền sang Việt Nam thành một phong tục dân gian lâu đời. 

Ngoài ra, cũng có một câu chuyện ở Việt Nam lý giải cho tại sao lại kiêng quét nhà ngày Tết có tên là Sự tích cái chổi như sau: Ngày xưa, trên trời có một phụ nữ nấu ăn rất ngon được Ngọc Hoàng giao cho việc nấu nướng phục vụ ở thiên trù. Bà có yêu một ông lão chăn ngựa cho thiên đình và đã nhiều lần lén mang cho lão nhiều rượu thịt ngon, dù rằng đã có lệnh cấm không được mang thức ăn trong thiên trù, dù là đã dùng rồi ra ngoài.

Một lần, Ngọc Hoàng mở tiệc, lệnh bà nấu ăn chuẩn bị, khi bà vừa nấu xong và đang bày cỗ thì ông lão chăn ngựa tới. Bà vội bỏ dở công việc và giấu ông lão trong một góc của trù phòng, sát cạnh chỗ bày thức ăn. Sẵn đói bụng, lại quen được bà hay lén cho thức ăn nên ông lão cũng cả gan sờ soạng ăn vụng thức ăn trên mâm cỗ. Khi cỗ được dâng lên thì đều có dấu hiệu có người đã ăn trước khiến cho Ngọc Hoàng vô cùng tức giận, điều tra ra đều là lỗi của người đàn bà nọ, do đó, bà bị đày xuống trần, thành một cái chổi phải làm việc luôn tay, luôn chân không nghỉ ngơi phút nào.

Sau cũng thấy một phần người đàn bà đã hối cải, cũng như thương phải làm việc vất vả quanh năm nên Ngọc Hoàng lệnh cho người đàn bà được nghỉ ngơi trong 3 ngày Tết, không quét nhà trong ngày đầu năm nữa. Bởi vậy về sau, các gia đình cũng không quét nhà, dọn rác trong ba ngày Tết nữa.

Ý nghĩa tục kiêng quét nhà ngày Tết

Phong tục kiêng quét nhà ngày Tết để không quét đi thần Tài, may mắn của cả gia đình. Ảnh: Internet

Do có tích trên nên các gia đình kiêng quét nhà ngày Tết trong 3 ngày vì sợ rằng sẽ quét hết tiền bạc, tài lộc trong nhà ra ngoài, sẽ khiến mất hết may mắn, niềm vui của nhà trong những ngày đầu Xuân. Nên không chỉ là ngày mùng 1 Tết mà cả ngày mùng 2 Tết và mùng 3 Tết nhiều nhà cũng kiêng quét nhà. Ở các tỉnh Nam Bộ, sau khi quét dọn, các gia đình thường cất hết chổi đi, nên nếu nhà nào mà bị mất chổi trong ngày Tết có nghĩa là năm đó gia đình đó sẽ mất lộc, bị trộm vào nhà ăn cắp sạch của cải. 

Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết thì rác thải xử lý sao? 

Trong những ngày Tết, nhất là những ngày đầu năm, rác thải thải ra rất lớn, nên nhiều nhà trong 3 ngày này chỉ quét gọn rác trong nhà vào 1 góc chứ không hót hay bỏ vào thùng rác. Sau ba ngày mới quét dọn như bình thường.

Đọc xong hẳn các bạn đã hiểu thêm được nét đẹp phong tục, văn hóa kiêng quét nhà ba ngày Tết của ông cha ta rồi phải không ạ? Chúc các bạn và gia đình ăn Tết Nguyên đán thật vui vẻ, ấm no và hạnh phúc bên gia đình và người thân nhé.

Trang Vũ (Tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news