Xuất phát từ những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn liên quan đến "rắn thần" xuất hiện, người dân tại một số địa phương đã lập miếu thờ, đền thờ để cầu mong Bình An.
Rắn thần có mào (Ảnh minh họa)
Đó là câu chuyện mà bấy lâu nay người dân xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn thường đồn thổi.
Ông Lê Văn Thử (sinh năm 1932) người đã trông coi ngôi đền thiêng Long Khánh Tự dưới chân núi Tam Đảo miếu hơn 40 năm qua khẳng định đây là câu chuyện thật: “Tôi đã trông coi ngôi đền đó từ năm 1968 đến năm nay. Năm 1997, khi có dự án làm hồ chứa nước Vai Miếu vì ngôi đền nằm chính giữa chân đập nên phải di chuyển về vị trí khác.
Trong thời gian trông coi đền đã hai lần tôi vào thắp hương và gặp đôi rắn mào ngự trên cung ở trong đền khi đó là vào tháng 2/1968. Ban đầu khi nhìn thấy hai con rắn tôi cũng rùng mình nhưng hai con rắn rất hiền lành, không dữ tợn khi có người xuất hiện, sau khi thắp hương làm lễ xong thì đôi rắn đó biến mất".
Năm 1998, để phục vụ việc xây dựng hồ chứa nước Vai Miếu, dòng họ Nguyễn đã làm lễ di chuyển đền thờ Thần Rắn về vị trí Gò Bãi Dứa
Kể về sự tích xuất hiện của đôi rắn có mào, ông Lê Lâm Thao, một người được coi là pho sử thi của làng kể lại:
“Không biết cái tên Gành Đá Sập có từ bao giờ nhưng từ khi tôi lớn lên thì đã nghe các cụ kể lại truyền thuyết đầy ly kỳ. Ngày xưa, người dân nơi đây vẫn con nghèo lắm, có khi đến tết mà nhiều gia đình muốn luộc bánh nhưng không có nồi. Tương truyền, người dân thường đến của hang Gành Đá Sập nhắm mắt lại đọc một câu thần chú, đọc xong câu thần chú mở mắt ra thì thấy một chiếc nồi đồng từ hang đá trôi ra, người dân mượn nồi về luộc bánh xong lại mang đến cửa hang để trả”.
Một lần có người dân nơi đây không có nồi để luộc bánh có đến cửa hang Gành Đá Sập đọc câu thần chú để mượn nồi về dùng nhưng sau đó tham lam lại không mang nồi trả lại. Trời đất nổi giận rồi cho một hòn đá to phía trên hang sập xuống kín miệng hang, từ đó người dân nơi đây không có ai mượn được nồi từ hang Gành Đá Sập.
Nhưng người dân lại luôn thấy có một đôi rắn quấn quýt như vợ chồng thường xuyên xuất hiện từ trong hang bơi ra tắm phía vực bên ngoài, một lát lại bơi vào trong hang. Khi chưa làm hồ thì đây là nơi ở của đôi rắn mào.
Theo như câu chuyện của các cụ cao niên trong làng thì rắn có mào là loài rắn thần, có nguồn gốc rất thần bí. Rắn chỉ xuất hiện ở những nơi linh thiêng hoặc những nơi đất lành...
Cho đến nay, câu chuyện về miếu Long Thần vẫn được người dân xã Uy Nỗ rỉ tai nhau một cách kính cẩn và hoang mang sợ hãi.
Hay một câu chuyện vẫn được người dân Đông Anh - Hà Nội truyền tai nhau về một chàng trai biến thành rắn sau khi khâu miệng "rắn thần" có mào. Chưa biết thực hư thế nào nhưng người dân làng Kính Nỗ đã lập miếu thờ "thần rắn" và vô cùng cung kính trước vị thần này.
Tại làng Kính Nỗ (Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội), người dân đã xây một ngôi miếu thờ "rắn thần" có mào.
Miếu thờ này đã được xây dựng sau khi ông Nguyễn Văn Thảo, người làng Kính Nỗ bắt được con rắn màu xám to bằng bắp tay, trên đầu có cái mào đỏ chót như mào gà.
Ông này khâu miệng rắn lại rồi đem ra chợ bán nhưng chẳng dám mua. Nhìn cái mào đỏ chót trên đầu, họ đều bỏ chạy. Theo họ, rắn có mào là rắn đã thành tinh, rất linh thiêng nên họ khuyên ông Thảo thả rắn ra.
Không bán được rắn, ông Thảo đem về cây đa đầu làng, chỗ ông bắt được rắn để thả. Tuy nhiên, vì luống cuống, ông quên cắt chỉ khâu miệng rắn.
Sau đó, con trai ông Thảo đột nhiên phát bệnh lạ, không nói không rằng, cứ bò trườn khắp nhà như rắn. Lúc ngủ thì cuộn tròn như rắn. Mang cơm không ăn, anh ta chỉ đòi ăn trứng gà sống.
Lúc bị “ma nhập”, anh này thường xuyên bảo: “Ta là rắn thần đây, sao chúng mày dám khâu miệng ta lại?”.
Một bà thầy bói xem song sợ quá bảo Thần Rắn đã nhập vào người anh này và yêu cầu ông Thảo phải xây một ngôi miếu thờ Thần Rắn.
Miếu thờ "rắn thần" tại làng Kĩnh Nỗ luôn có trứng gà.
Làm theo lời thầy bói, ông Thảo đã xây miếu thờ "rắn thần" ở ngay gốc cây đa. Xây miếu xong, con trai ông Thảo không biến thành rắn nữa. Hàng ngày, ông và nhân dân thờ cúng, đặt trứng gà, món ăn yêu thích của "thần rắn" vào trong miếu.
Xem thêm Bản tin thời tiết ngày 13/3: Miền Bắc nhiệt độ giảm, mưa phùn
Theo Tri Thức Trẻ