Cá thể trăn đất tìm thấy ở Vườn Quốc gia U Minh dài tới 8m, nặng đến 120kg.
Một con trăn đất tại Sở thú Binder Park Zoo, Battle Creek, Michigan, Mỹ. Ảnh: Tanya Dewey/Animal Diversity |
VnExpress cho hay, quán quân về chiều dài và cân nặng trong số những mãng xà tìm thấy ở Việt Nam thuộc về loài trăn đất, danh pháp khoa học là Python molurus.
VNCreatures trích tài liệu của Sách Đỏ Việt Nam cho biết, trăn đất Python molurus là loài rắn lành cỡ rất lớn trong họ nhà trăn Pythonidae, kích thước trung bình khoảng từ 4 - 6m. Riêng cá thể trăn đất tìm thấy ở Vườn quốc gia U Minh dài tới 8m, cân nặng đến 120kg. Riêng cá thể trên thế giới, nặng đến 137kg. (Dữ liệu của Animaldiversity).
Một con trăn đất tại Sở thú Binder Park Zoo, Battle Creek, Michigan, Mỹ. Ảnh: Tanya Dewey/Animal Diversity
Loài trăn khổng lồ này sinh sống ở hầu khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam, kể cả ở vùng rừng tràm và rừng đước Nam Bộ.
Trên thế giới, chúng được tìm thấy ở Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Myanmar, nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia.
Do có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao nên số lượng loài trăn khổng lồ tại Việt Nam ngày càng hiếm. Sách Đỏ Việt Nam xếp hạng trăn đất vào loại CR - Rất nguy cấp, do sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố hoặc chất lượng nơi sinh cư; và suy giảm do mức độ khai thác hiện tại.
Hình ảnh trăn đất tại Công viên Quốc gia Keoladeo, Bharatpur, Ấn Độ. Ảnh: David Behrens/Animal Diversity
Về đặc điểm nhận dạng, Sách Đỏ Việt Nam miêu tả trăn đất có đầu dài, nhỏ. Hai tấm vảy môi trên có trên mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt). Có hai cựa nhỏ, hình móng nằm ở hai bên khe huyệt. Cựa trăn cái ngắn, ẩn sâu trong hốc bên khe huyệt.
Đầu trăn đất có màu nâu xám, mặt trên đầu có hoa văn hình mũi mác di từ cổ, mũi nhọn hướng về phía đầu mõm.
Mặt trên lưng có màu xám nhạt hay vàng nhạt có một dãy những vết lớn dài, màu nâu đỏ viền đen. Mặt bụng màu vàng hay nâu vàng có những đốm nâu hay đen.
Ảnh: Phùng Mỹ Trung/VN Creatures
Về đặc điểm sinh học, sinh thái, Sách Đỏ Việt Nam nêu rất cụ thể:
Trăn đất thường sống ở các rừng thưa, savan, cây bụi hay ven các rừng già, ở các đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo. Chúng ưa sống gần các vực nước, đầm lầy. Có thể leo lên cây và thích cuốn mình vào những cành cây chìa ra trên mặt nước.
Riêng ở đồng bằng Nam bộ, chúng ưa sống ở những nơi đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, đôi khi còn xâm nhập cả vào những khu vực có vườn cây.
Cờn ở miền Bắc Việt Nam về mùa đông, trăn đất trú đông từ 2 đến 4 cá thể trong những hang hốc tự nhiên để tránh rét. Chúng chủ yếu đi kiếm mồi vào ban đêm, nhiều nhất vào lúc xẩm tối. Chúng ưa ngâm mình vào trong nước trong những ngày nóng bức.
Ảnh: Phùng Mỹ Trung/VN Creatures
Trăn đất ăn những loài thú nhỏ (chủ yếu gặm nhấm, đôi khi cả hươu nai cỡ nhỏ, chim và những loài ếch nhái, bò sát).
Sinh sản hàng năm. Trăn ở vùng Minh Hải giao phối từ tháng 10 đến tháng giêng năm sau (thời gian giao phối được gọi là trăn hội). ở miền Bắc chủ yếu từ tháng 11 đến tháng giêng năm sau. Trước khi giao phối, trong mùa trăn hội thường có 3 - 5 trăn đực tìm đến một trăn cái.
Ảnh: Phùng Mỹ Trung/VN Creatures
Cuối cùng chỉ có một con đực được giao phối còn các cá thể đực khác cuốn với nhau thành một búi lớn.
Hình ảnh trăn đất tại Công viên Quốc gia Keoladeo, Bharatpur, Ấn Độ. Ảnh: David Behrens/Animal Diversity
Trăn cái mang thai khoảng hai tháng đến ba tháng sáu ngày, đẻ từ 15 đến 60 quả trứng. Trăn mẹ ấp trứng bằng cách cuộn lấy ổ trứng.
Sau khoảng hai tháng (56 - 85 ngày) thì trứng nở: Trăn sơ sinh dài khoảng 52 - 61cm và nặng khoảng 80 - 140g. Lột xác lần đầu khoảng 7 - 10 ngày sau khi nở.
Còn tiếp...
Bài viết sử dung tư liệu của Sách Đỏ Việt Nam, VN Creatures, Animal Diversity