Tin mới

Nam sinh bị trường Sĩ quan Thông tin trả về: Gia đình không lo được chi phí nếu học trường khác

Chủ nhật, 07/10/2018, 21:23 (GMT+7)

Nam sinh Quang Quốc Việt cho biết lý do không thể theo học trường nào khác ngoài trường quân đội vì nhà em không có tiền để lo chi phí suốt thời sinh viên.

Nam sinh Quang Quốc Việt cho biết lý do không thể theo học trường nào khác ngoài trường quân đội vì nhà em không có tiền để lo chi phí suốt thời sinh viên.

Những ngày qua, dư luận xôn xao vụ việc em Quang Quốc Việt (SN 2000, người dân tộc Thái, trú tại bản Mường Phú, xã Thông Thụ, huyện Quế Phong, Nghệ An) bị (Nha Trang, Khánh Hòa) trả về địa phương vì kết luận bị lao phổi, có chiều cao 1,62m, kết quả sức khỏe loại 5. Trong khi đó, Việt sau đó đến khám lại ở 2 nơi là Bệnh viện Lao phổi Nghệ An và Bệnh viện Quân y Trung ương 175 (đóng tại TP.HCM) thì kết quả đều khẳng định em không hề bị lao phổi.

Liên quan đến vụ việc này, Đại tá Bùi Sơn Hà, Hiệu trưởng trường Sĩ quan Thông tin (TP Nha Trang, Khánh Hòa) thông tin trên báo Dân trí hôm 4/10, việc trả em Việt về địa phương khi sức khỏe không đạt đã được nhà trường thực hiện đúng theo quy định. Hiện nhà trường đã gấp rút báo cáo lên Hội đồng tuyển sinh Bộ Quốc phòng để xin kết luận cuối cùng.

Bị Trường Sĩ quan Thông tin trả về, nam sinh Nghệ An vào rừng hái măng kiếm sống. Ảnh Thời Đại

Nói về Quang Quốc Việt với PV Báo Lao Động, chủ tịch UBND xã Thông Thụ, huyện Quế Phong Lương Thị Hồng cho biết, Việt là tấm gương của người dân tộc Thái ở vùng biên giới Quế Phong, Nghệ An. Cả xã Thông Thụ có 99% là người dân tộc Thái và việc em Quang Quốc Việt đậu Đại học là niềm hãnh diện của xã.

"Nay Việt bị trường trả về, thực sự là điều đáng tiếc cho Việt, cũng như địa phương", bà Hồng nói với nguồn trên, đồng thời bày tỏ, dù gia đình Việt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng em đã vượt lên thiếu thốn, liên tục là học sinh giỏi các năm.

Nữ Chủ tịch xã cho hay, Việt là một trong số ít những học sinh của xã Thông Thụ được vào học trường TPHT Dân tộc Nội trú Nghệ An sau khi hết cấp II.

Từ khi bị trường Sĩ quan Thông tin trả về địa phương, hằng ngày Việt lên rừng lấy măng về bán để giúp đỡ gia đình, đồng thời mong có "phép màu" để em tiếp tục giấc mơ được theo học tại trường này.

Theo ghi nhận của báo Tiền phong, gia đình em Việt có 7 anh chị em thì 3 người anh của em mất trong một đợt sốt rét, thu nhập của gia đình chỉ trông chờ vào nương rẫy và đi rừng hái măng bán.

“Em không thể theo học trường nào khác ngoài trường quân đội, không phải em không tự tin phấn đấu mà nhà em không có tiền để lo chi phí suốt thời sinh viên. Từ nhỏ tới lớn, em chỉ mơ mình đứng trong hàng ngũ quân nhân. Dù thức hay ngủ, em cũng luôn mong nhà trường xem xét lại kết quả giúp em”,  Việt chia sẻ.

Hà Trang (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news