Đạt 82/100 điểm, Nguyễn Quang Sơn là sinh viên Việt Nam đạt số điểm cao nhất thế giới bộ môn Tài chính kế toán và vinh dự nhận tấm bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc của đại học London.
Gầy mà... cao
Đó có lẽ là cách nói đúng nhất, dễ thương nhất dành cho nam sinh Nguyễn Quang Sơn – cái tên đã trở thành thân quen trong trường đại học Anh quốc Việt Nam.
Nguyễn Quang Sơn - sinh viên Việt Nam đạt số điểm cao nhất thế giới bộ môn Tài chính kế toán (Ảnh NVCC) |
Nhắc đến Sơn người ta đã nghĩ đến này một chàng trai với dáng người gầy mảnh khảnh với cặp kính dày cộm và luôn nổi bật giữa đám đông với chiều cao của mình.
Thế nhưng, từ “cao” đó không chỉ để nói về chiều cao của cơ thể mà nó còn được dùng để chỉ về thành tích học tập của Sơn, đặc biệt là trong kỳ thi tốt nghiệp đại học vừa qua. Đó là, Sơn vinh dự nhận tấm bằng tốt nghiệp loại Xuất sắc của đại học London. Hơn thế nữa,chàng trai sinh năm 1993 này còn là sinh viên Việt Nam đạt số điểm cao nhất thế giới bộ môn Tài chính kế toán với 82/100 điểm.
Sơn luôn nổi bất giữa đám đông với chiều cao của mình (Ảnh: NVCC) |
Được biết, Sơn từng là cựu học sinh lớp chuyên Toán đại học Sư Phạm Hà Nội và đến năm lớp 12 chàng trai trở thành du học sinh tại Anh. Dù là học tập và rèn luyện trong nước hay nước ngoài thì Sơn vẫn luôn đạt được những thành tích “khủng”. Đó là: Giải nhì toán thành phố Hà Nội năm lớp 9, 3 lần vô địch cờ vua của trường cấp 3 Sư Phạm Khoa chuyên Toán, CFA level 1, Huy chương vàng môn Toán tại Vương quốc Anh (BMO), Huy chương Bạc Môn Vật lý cao cấp...
Nói về thành tích mình đạt được Sơn khiêm tốn cho chia sẻ: “Mình là một người tham vọng nhưng cũng khá lười, có nhiều lúc đặt ra mục tiêu nhưng lại không có đủ kiên trì để theo đuổi nên thành tích chỉ có vậy”.
Tự học là chính
Đến với chuyên ngành Tài chính ngân hàng với Sơn có lẽ là một cái duyên, Sơn hóm hỉnh cho biết: “Ban đầu đăng ký vào chuyên ngành này mình cũng chưa thể hình dung nổi nó là như thế nào, thế nhưng khi vào học rồi những môn học ở đây lại như có sức mạnh cứ lôi cuốn mình vào với niềm say mê và mình yêu nó lúc nào không hay”.
Mặc dù Sơn đã từng du học ở Anh nhưng với cương vị mới là một sinh viên thì sự bỡ ngỡ ban đầu là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, với một môi trường học năng động, không chỉ yêu cầu hiểu chuyên sâu về lý thuyết mà còn đòi hỏi sinh viên phải tự tìm tòi, khám phá, áp dụng lý thuyết đó vào thự thế của ngành tài chính là một điều không dễ dàng đối với những sinh viên còn thiếu những bài học thực tế.
“Ở học kì 1, dù đã dành rất nhiều thời gian học nhưng kết quả lại không như kỳ vọng nên mình rất hoang mang” - Sơn chia sẻ.
Mặc dù vậy nhưng Quán quân môn Toán tại Vương quốc Anh không vì thế mà bỏ cuộc, Sơn tiếp tục nghiên cứu là tự tìm ra cho mình “bí kíp” học tập riêng. Ngoài những giờ lên lớp Sơn còn dành 3-4 tiếng tự học, đọc sách, nghiên cứu tài liệu. Thay vào việc ôn dàn trải cả năm học như các bạn thì Sơn lại tập trung ôn thi quyết liệt nhất vào khoảng 2 tháng trước khi thi.
Hơn thế chàng trai này còn dáp dụng triệt để những lời dạy của ông cha ngày xưa để lại “không thầy đố mày làm nên” và “học thầy không tày bằng học bạn” để có được kết quả học tập tốt nhất.
“Yêu cầu môn học là nắm vững kiến thức cơ bản và đào sâu vận dụng kiến thức sang các phần liên quan. Để chuẩn bị cho kì thi thì e đọc các tạp chí tài chính của như wallstreetoasis của nc ngoài hay vfpress của vn. E cũng xem thêm các clip trên youtube về khủng hoảng tài chính hay thị trường phái sinh để nâng tầm hiểu biết của mình về môn học.
Đối với những bài quá khó thì mình có thể email trực tiếp cho thầy hoặc đặt lịch hẹn. Các thầy hướng dẫn trả lời lại rất nhanh và hướng dẫn tỉ mỉ. Có đôi khi thầy trò đi uống cà phê rồi cùng trao đổi, bàn luận về xu hướng thị trường tài chính và định hướng tương lai cho sinh viên” - Sơn cho biết.
Bên cạnh đó, Sơn còn tích cực cùng các bạn tham gia trao đổi các bài tập nhằm tìm ra được những cách giải hay đồng thời cũng giúp cho Sơn có thể học hỏi thêm được những cách học mới và gắn kết thêm tình bạn.
Nói về dự định tương lai của mình nam sinh có số điểm cao nhất thế giới chia sẻ: “Mình cũng chưa có dự tính gì thật cụ thể nhưng mình nghĩ trong tương lai sẽ thiên về lĩnh vực đầu tư hoặc tư vấn tài chính và chắc là mình sẽ tiếp tục học lên ở nước ngoài, tích lũy kinh nghiệm làm việc và sau đó về nước mong được cống hiến”.
Hạ Vân