Tin mới

Nạn nhân mất 16 tỷ đồng vào iFan: "Nói đi phải nói lại, tất cả cũng vì lòng tham"

Thứ tư, 11/04/2018, 10:16 (GMT+7)

Do tin một số người nổi tiếng, lãi suất quá hời, quá hấp dẫn, nên 32.000 nạn nhân đã đầu tư vào hệ thống tiền ảo đa cấp iFan. Nhiều người thậm chí mang cả sổ đỏ, nhà xe đi cầm cố.

Do tin một số người nổi tiếng, lãi suất quá hời, quá hấp dẫn, nên 32.000 nạn nhân đã đầu tư vào hệ thống tiền ảo đa cấp iFan. Nhiều người thậm chí mang cả sổ đỏ, nhà xe đi cầm cố.

Nữ đại gia mất 16 tỷ đồng vào iFan:

Nhiều ngày qua, hàng nghìn người dân tiếp tục gửi đơn thư "cầu cứu" đến các cơ quan chức năng và báo chí tố ông ty Cổ phần Modern Tech (lầu 9, tòa nhà Vietcomreal, đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) lừa đảo.

Image result for 32.000 nạn nhan ifan

Theo các nạn nhân, họ tố cáo hành vi lừa đảo của Công ty iFan khi huy động tiền ảo đa cấp trái phép. Đại diện pháp luật của công ty này là ông Hồ Xuân Văn với chức vụ Giám đốc. Modern Tech được thành lập trên cơ sở là công ty được ủy quyền bởi iFan và Pincoin. Trong đó, đội ngũ iFan được thành lập bởi 7 người Việt Nam nhưng lại mượn danh nước ngoài. Chính vì vậy, iFan được tuyên bố là dự án đến từ Singapore trong khi Pincoin đến từ Ấn Độ để tạo sự tin tưởng của khách hàng Việt có tâm lý "sính ngoại".

Theo thông ban đầu, có tất cả 32.000 nạn nhân của iFan bị lừa với số tiền lên đến 15.000 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Trí thức trẻ, một nữ đại gia tên H. cho biết, bà đã cùng chồng đầu tư gần 16 tỷ đồng vào iFan.

Theo bà H., lần đầu tiên bà tham dự hội thảo iFan là ngày 29/9/2017, cùng với chồng sắp cưới.

"Ngày tôi và chồng tham dự cũng là ngày lần đầu tiên Công ty iFan ra mắt, quảng cáo cho đồng iFan ở Trung tâm tiệc cưới tại quận 10, TP HCM. Tại sự kiện, ngoài tôi và chồng còn có rất nhiều người có buổi nói chuyện với người nổi tiếng như Diệp Khắc Cường, Vũ Hữu Lợi, Hồ Xuân Văn, Bùi Ngọc Mỹ. Họ giới thiệu đồng tiền ảo này cho chúng tôi.

Ngay buổi hôm đó, họ cũng bán đồng này luôn với các mức giá ưu đãi0,1 – 0,2 USD/đồng.Để tránh những nhà đầu tư ôm số lượng lớn đồng iFan với giá thấp, họ tiến hành bốc thăm, hoặc chỉ tên ngẫu nhiên. Tôi may mắn được chọn mua 200.000 iFan với giá 0,1 USD/đồng, chồng sắp cưới của tôi cũng được chọn mua 200.000 đồng iFan với giá0,2 USD/đồng", bà H. nói.

Về lý do quyết định cùng chồng đầu tư số lượng lớn tiền ảo như vậy, bà H khẳng định: "Tôi tin vào anh Diệp Khắc Cường, chủ Công ty FNC. Anh ấy có tiếng tốt trong giới doanh nhân. Tôi tin anh ta nói được làm được. 

Bên cạnh đó, những kế hoạch họ trình bày về đồng iFan rất thuyết phục. Ngoài ra, anh Cường thời điểm đó còn sở hữu app kết nối với các nghệ sĩ trong giới showbiz như Đàm Vĩnh Hưng. Tôi lại rất thích điều này".

Theo bà H., ứng dụng kết nối với các nghệ sĩ trong giới showbiz và dùng chính đồng iFan để thanh toán. Nếu nhà đầu tư có nhu cầu đi nghe nhạc của các nghệ sĩ lớn trong và ngoài nước, thay vì dùng tiền mua vé thì dùng đồng iFan mua.

Khi đồng iFan được lên sàn, có thể đặt được vé máy bay, khách sạn với giá tốt, rẻ hơn 30-40% giá thị trường bên ngoài. Công ty iFan hứa hẹn khi đồng tiền ảo này lên sàn sẽ tạo ra hệ sinh thái, mọi người không cần phải trả tiền mặt, mà thanh toán hóa đơn bằng iFan.

Bà H. giải thích thêm: "Ví dụ, chúng tôi mua đồng này với giá 0,1 USD, nhưng khi nó được niêm yết trên sàn, giá có thể tăng lên 5 USD, 6 USD. Họ hứa hẹn trong 3 tháng, nếu thực hiện đúng lộ trình, đến cuối tháng 12/2017, giá của đồng iFan lên tới 5 USD, lợi nhuận gấp 50 lần.

Tức là, chúng tôi mua với tư cách là đầu tư, không phải mua theo kiểu lướt sóng. Chúng tôi chờ đồng iFan lên sàn rồi bán ra, lợi nhuận rất khủng khiếp. 

Đồng iFan giống như Bitcoin, nhưng Bitcoin là tiền điện tử, đã được lên sàn quốc tế, còn iFan vẫn là tiền ảo vì chưa được lên sàn. Đồng này khi được niêm yết lên sàn được gọi là ICO".

Cũng theo bà H. chỉ vì tin tưởng tuyệt đối vào ban lãnh đạo Công ty iFan, bà và chồng đầu tư đến 16 tỷ đồng. Ngoài ra còn có bạn bè cũng đầu tư rất nhiều trong thương vụ đồng tiền ảo iFan.

"Tôi nghĩ rằng, phía ban lãnh đạo đã có chủ mưu từ ban đầu để lừa mọi người. Tuy nhiên, nói đi phải nói lại tất cả cũng vì lòng tham, thấy họ đưa ra lãi suất quá hời, quá hấp dẫn như vậy", bà H. nói và tin tưởng cơ quan chức năng sẽ điều tra, đòi lại công bằng cho các nạn nhân.

Hiện bà H. đang nghiên cứu mẫu đơn kiện gửi lên Cục Cảnh sát Kinh tế (C46, Bộ Công an) để làm rõ vụ việc hệ thống đa cấp tiền ảo iFan.

Trao đổi trên Thời đại, anh Huy (một trong 32 nghìn nạn nhân bị lừa) cho biết, anh bị Modern Tech lừa nạp tiền để mua đồng tiền ảo iFan thì bên này cho hưởng lãi suất từ 48–54%/tháng, còn Pincoin thì cho hưởng lãi suất là 25-35%/tháng.

Theo anh Huy, từ quê Nghệ An vào Sài Gòn lập nghiệp rồi tình cờ quen 2 người bạn trên MXH. Lúc này, anh Huy được 2 người bạn xưng là cổ đông của công ty Modern Tech tên Nguyễn Văn Tuấn và Bùi Khắc Hồng mời gọi tham gia vào đầu tư tiền ảo với lãi suất cao và trở thành tỉ phú nhanh chóng.

Sau đó anh huy động toàn bộ vốn từ việc bán nhà, bán đất, vay ngân hàng, người thân, bạn bè… với số tiền 16,8 tỷ đồng đầu tư vào đồng tiền ảo này.

"Bán đất, bán nhà và vay thêm ngân hàng, người thân nhưng giờ đây bị cú lừa đau đớn nên giờ cuộc đời tôi tan nát vì iFan và Pincoin. Tán gia bại sản trong chốc lát, bị bố mẹ, vợ con từ bỏ tôi phải thuê trọ sống lay lắt vì trở thành con nợ của nhiều người. Bây giờ chỉ còn biết cùng những nạn nhân bị lừa tìm cách gửi đơn cầu cứu đến cơ quan chức năng với hy vọng tìm được bọn lừa đảo", anh Huy bức xúc.

Đức Hoà (tổng hợp)

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news