Trang Independent đưa tin, Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA đã tiến hành buổi họp báo, công bố chính thức thông tin đã phát hiện ra một "Trái đất thứ hai" trong Dải Ngân Hà.
NASA đã công bộ việc kính thiên văn vũ trụ Kepler phát hiện được một hành tinh mới mà có các tính chất rất giống với Trái đất của chúng ta và đặt tên nó là Kepler-452. Hành tinh này thuộc một “Hệ Mặt Trời” nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Wat, cách Trái đất 1400 năm ánh sáng.
Mô phỏng Kepler-452b quay quanh ngôi sao riêng |
“Kepler 452b có quỹ đạo gần với 'người họ hàng gần' của Mặt trời, nhưng nó già hơn 1,5 tỉ năm tuổi”, theo NASA. Nhà khoa học Doug Caldwell thuộc dự án Kepler, chuyên tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất cho biết nếu đây là hành tinh đá thì có nghĩa nó đang bước vào giai đoạn hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ từ ngôi sao chủ sẽ làm bốc hơi nước từ hồ và đại dương trên Kepler 452b mãi mãi.
Trái Đất và người "họ hàng xa" Kepler-452 của mình |
Ngay lập tức, những người yêu khoa học trên thế giới đã chào đón tin này một cách rất phấn khởi vì đây là một phát hiện mang tính đột phá trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ. Thậm chí, nhiều người còn bắt đầu nghĩ đến chuyện phóng những con tàu vũ trụ đến hành tinh này để khám phá.
Hành tinh có khả năng nuôi dưỡng sự sống là nơi mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. Bởi phần lớn hành tinh trong vũ trụ đều quá nóng nên nước bị bay hơi, hoặc quá lạnh khiến nước bị đóng băng. Để đạt điều kiện ấy, hành tinh phải cách ngôi sao riêng ở cự ly hợp lý, giống như Trái đất và Mặt trời.
T.V (Tổng hợp)