Tin mới

Ngày Tết về làng "dạy vợ bằng thơ" nổi tiếng Hà Thành

Thứ bảy, 21/02/2015, 07:26 (GMT+7)

Người dân làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, thường ru con bằng thơ, tỏ tình bằng thơ, chửi nhau cũng bằng thơ và cả dạy vợ cũng bằng thơ

  • báo chí, Đài tiếng nói.

    “Trăng buồn còn có bạn sao/ Tôi buồn chẳng có bạn nào trăng ơi/ Trăng treo lơ lửng giữa trời/ Còn tôi sống giữa cuộc đời buồn tênh…”, bà Tới đã ứa nước mắt khi nghe được những dòng tâm sự của người yêu, bất chấp gia đình có phản đối. Đến tận bây giờ, khi con cái đã có công việc ổn định, cuộc sống bớt phần khó khăn, bà Tới vẫn thấy chồng mình là người đàn ông tuyệt vời nhất.

    Bi hài chuyện lấy thơ dạy vợ

    Cũng theo lời cụ Tế thì hầu hết những chuyện khó nói đều được người dân trong làng mượn thơ để nói cho ý nhị. Có lần, ở xóm trên có người vợ đi tìm chồng trốn nhà bài bạc. Thấy chồng, chị ta giận bầm gan, tím ruột bèn buông mấy lời cay nghiệt: “Cha lao thân vào vòng xoáy cờ bạc/ Đêm cha xòe, ngày cha lại như mơ/ Cả nhà mình bồng bế nhau đi/ Bởi con đề nhà mình cha đã gán”.

    Nghe xong, người chồng cũng không vừa, quay qua đáp lại: “Say gì đánh bạc chơi đề/ Say gì tá lả làm mê lòng người/ Người được thì vợ mỉm cười/ Người thua thì vợ đến kêu trời đất ơi!”. Chứng kiến hai vợ chồng nhà kia đối đáp, chủ nhà vội chạy ra, cất lời hòa giải: “Khuyên vợ thì khuyên bằng lời / Can chồng chọn lẽ chọn lời mà can / Hay gì túm tóc xé nhau / Trước là phạm pháp rồi sau nát nhà”. Thế nhưng, kỳ lạ rằng, sau cuộc đối thơ có một không hai này thì mẫu thuân của hai vợ chồng lại được hóa giải.

    Ngày Tết về làng ‘dạy vợ bằng thơ’ nổi tiếng Hà Thành - Ảnh 2

    Ông Lê Xuân Sủng - Hội trưởng hội thơ làng Chùa

    Ông Lê Xuân Sủng (71 tuổi) - Hội trưởng hội thơ làng Chùa cho biết, dân làng thường dùng thơ để giải quyết những điều tế nhị, khó nói. Có một người đàn bà đi móc cua, tự tiện cầm lẹm (dụng cụ móc cua) làm vỡ bờ khiến ruộng không giữ được nước. Loa truyền thanh của làng có luôn bài thơ: "Con cua đáng giá bao đồng/ Đang tay cầm lẹm chị thông ngang bờ/ Lợi chung sao chị hững hờ/ Nước trơ ruộng cạn, lúa xơ xác đồng".

    Ông Sủng kể chúng tôi nghe về những vần thơ nghiệt về việc tranh chấp xây dựng hàng rào giữ hai nhà hàng xóm: “Ngày xưa có một con gà/ Mỗi lần nó gáy cả làng đều nghe/ Nghe hoài thì điếc lỗ tai/ Cẩn thận bà lại mang hầm lai rai bây giờ”. Giọng người đàn bà vừa dứt thì giọng người đàn ông đốp chát lại ngay: “Thế từ nãy nghe con gì nó gáy/ Con bò, con cá, con trâu/ Hay là con chó gâu gâu cạnh nhà”.

    Người dân nơi đây còn dùng thơ để phê phán những thói hư tật xấu: rượu chè, cờ bạc, game… Khi thấy con cháy trong làng đam mê vào trò bạc bịp, đỏ đen, lô đề, các cụ lại làm thơ để khuyên răn. Ông Sủng bảo rằng người dùng thơ để “mắng” nhau luôn phải giữ phong thái điềm đạm, từ tốn tạo nên tính thật thà, chân thật nhưng lại khiến người nghe bực mình, điên tiết, sôi gan ruột. Người đạt đến trình độ cao, mắng phải nhẹ nhàng như hát, người khác có bực bội nhưng vẫn phải cười vui vì sự dí dỏm, thâm sâu, ấy mới là nghệ thuật. Ông Sủng còn cho hay, từ những công việc vận động sinh đẻ có kế hoạch, quyên góp Từ thiện, tuyên truyền pháp luật… cũng đều dùng thơ để giải quyết. Có người dân trong làng thiếu ý thức, rắp tâm đào bờ ruộng làm cho nước cạn sạch để bắt cá tôm, dân làng tức lắm. Lúc đó cụ Kế trong làng ngâm mấy câu: ““Đồng đang đủ nước cấy cày/ Ham chi mớ tép đang tay anh đào/ Thu lợi chẳng được là bao?/ Đồng khô, lúa héo hại bao sức người/ Hãy dừng tay lại anh ơi!/ Lợi chung thì giữ đời đời chớ quên!”.

    Ông Ngô Đức Đạo, trưởng thôn làng chùa cho biết, tất cả các bài thơ hay sẽ được đọc trên hệ thống phát thanh của làng. Kèn theo đó là những tâm sự được tác giả gửi gắm. Khi lên “đài phát thanh” sẽ thu hút hàng ngàn người tham gia nghe thơ, thưởng thơ và họ lại bình về triết lý của bài thơ, triết lý sống. Chính vì vậy, người dân nơi đây không hề thấy tiếng chửi nhau vì con gà, mớ rau, ở các gia đình cũng ít có tiếng cha mẹ chửi con, vợ chửi chồng…

    Lê Bá Đại

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news