Vào vụ mùa, voi rừng lại giày xéo và ăn lúa khiến người dân nơi rất “xót của”. Không những thế voi rừng tấn công người đã làm cho bà con xã Bắc Sơn, huyện Qùy Hợp rất hoang mang, lo lắng.
Một góc bản Mánh, xã Bắc Sơn, huyện Qùy Hợp. |
Nhiều năm nay, người dân địa phương xã Bắc Sơn, huyện Qùy Hợp (Nghệ An) đã tỏ ra rất lo lắng, thấp thỏm sống cùng voi rừng.
Theo người dân địa phương xã Bắc Sơn, huyện Qùy Hợp (Nghệ An) cho hay, vào năm 1984, người dân nơi đây đi hái măng và làm rẫy đã phát hiện một con voi rừng. Mùa hái măng, vào tháng 7, tháng 8, người dân nơi đây vân hay gặp voi.
Người dân xã Bắc Sơn thường xuyên gặp voi rừng. |
Trải qua thời gian, voi ngày càng dạn người với người dân bản nơi đây. Voi thường quay ra bản để kiếm ăn. Voi ăn lúa, hoa màu, ăn muối, quần áo... Nhiều lúc thấy voi, bà con nhân dân đã bật đèn xe máy nhưng voi cũng không chạy.
Theo người dân địa phương, với những người thường xuyên đi rừng hái măng, hay đi đặt bẫy thú rừng đều có thể quan sát được thấy voi nhưng nhiều lúc vì sợ voi tấn công nên nhiều người đã tỏ ra e dè và tránh đi.
Theo ông Lo Văn Giáo (48 tuổi), trú tại bản Mánh, xã Bắc Sơn cho biết: “Thường thì vào thời điểm lúa trổ bông sắp chín là voi thường hay từ trên rừng xuống bản để ăn lúa và hoa màu, thậm chí cả buổi đêm. Do vậy, bà con nhân dân nơi đây lại phải cử người ra canh gác để voi khỏi dẫm và giày xéo đồng ruộng và ăn lúa”.
Bên cạnh đó, người dân đia phương còn dựng, treo đèn sáng dọc các bờ ruộng nhằm quan sát và phát hiện voi, đồng thời hạn chế sự cày phá của voi thế nhưng voi vẫn phá cả đèn – ông Lo Văn Giáo cho biết thêm.
Ông Lo Văn Giáo và bà con bản Mánh, xã Bắc Sơn đã tỏ ra rất lo lắng trước voi rừng cày phá ruộng và tấn công người. |
Là vùng khó khăn, người dân nơi đây sống chủ yếu nhờ vào nương rẫy và trồng lúa nước, đồng thời rất yêu voi. Tuy nhiên, vào vụ mùa, voi rừng lại giày xéo và ăn lúa khiến người dân nơi rất “xót của”. Họ đã dùng các biện pháp cản trở như treo đèn sáng để voi tránh ra hay cử người canh giữ không cho voi xuống ruộng ăn lúa. Song, chính điều đó khiến cho voi ngày càng hung dữ và manh động hơn, gặp người là tấn công.
Theo ông Lô Văn Trung (34 tuổi), trưởng bản Mánh, chia sẻ: “Năm nào người dân nơi đây cũng bị voi tấn công. Đặc biệt như trường hợp như bà Lô Thị Thuận (54 tuổi), bà Lo Thị Thoại (44 tuổi), trú tại xã Nam Sơn, huyện Qùy Hợp đã bị voi tấn công và nhập viện. Lo lắng trước thực trạng này, người dân chúng tôi đã có ý kiến với chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả”.
Ông Lô Văn Trung, Trưởng bản Mánh, xã Bắc Sơn. |
Theo quan sát của người dân địa phương, sau nhiều năm theo dõi và bắt gặp, mọi người phát hiện đây là con voi cái, có chiều cao khoảng 3,5m, dài khoảng 4m. Là con voi có trọng lượng lớn, mỗi bước chân có khoảng cách gần 1m và theo những người thâm niên đi rừng và có kinh nghiệm về săn bắt thú rừng thì thời gian gần đây với vết hằn để lại trên đường mòn voi đi có dấu chân to hơn nên có thể con voi đã bị thương ở chân trái phía sau.
Ông Vi Kim Qúy, phó chủ tịchUBND xã Bắc Sơn cho biết, nhiều năm nay, người dân địa phương đã sống trong lo lăng khi gặp phải voi rừng.Chính quyền địa phương đã có công văn gửi các cơ quan chức năng có phương hướng xử lý nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể.
Ngọc Tuấn