Tin mới

Nghi vấn gạo giả xuất hiện tại TP.HCM: Hạt gạo có mùi khét giống nhựa

Thứ năm, 01/10/2015, 11:45 (GMT+7)

Chị Đông (TP HCM) mang số gạo nghi giả mang ra rang lên thì chưa đầy 3 phút, hạt gạo bị tan chảy, kết dính và có mùi khét giống nhựa.

Chị Đông (TP HCM) mang số gạo nghi giả mang ra rang lên thì chưa đầy 3 phút, hạt gạo bị tan chảy, kết dính và có mùi khét giống nhựa.

Trao đổi trên VTV, chị Ngô Hoàng Phương Đông (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết, gạo gia đình mua về có dấu hiệu là gạo giả.

Theo chị Đông, sau khi đốt cháy hạt cơm thì thấy khét và có mùi nhựa, gia đình đã lấy hết số gạo ra kiểm tra.

Chị Đông phát hiện, gạo gồm 2 loại khác nhau, hạt trong và hạt đục. Chưa đầy 3 phút sau khi đưa lên rang, hạt gạo bị tan chảy, kết dính thành từng cục, có mùi khét giống nhựa.[mecloud]ZmhBKwNaJS[/mecloud]

(Nghi vấn gạo giả xuất hiện ở TP.HCM. Video VTV)

Nghi ngờ số hạt gạo này bị pha hạt nhựa, chị Đông đi mua gạo khác và cũng rang lên tương tự, nhưng không xảy ra giống trường hợp trên.

Chị Đông nhận định, loại gạo hạt dài có hai màu đục và trong trộn lẫn với nhau sẽ có hạt giống như hạt nhựa hơn loại gạo hạt tròn, đều màu. Chị Đông cũng cho biết, số gạo này chị mua với giá 20 nghìn đồng/kg, tại một đại lý bán lẻ ở đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Trao đổi trên VTV, chủ tiệm bán gạo này cho biết, tiệm đã nhập hơn 10 bao gạo này về và đã bán hết.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc (Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long) cho biết, gạo thông thường khi đốt lên không thể có mùi khét như nhựa cháy được. Khi rang lên hạt gạo chuyển màu, rời từng hạt chứ không cháy đen và kết dính, bốc mùi khét.

Gạo nghi giả khi rang lên bị kết dính, có mùi khét. Ảnh báo Thanh Niên

Trong khi đó, trao đổi trên báo Thanh Niên, ông Phạm Văn Dư, Cục phó Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) cho biết về cảm quan ban đầu thì số gạo này là gạo thật. Bởi nhìn bề ngoài, hạt gạo có hạt lớn, hạt nhỏ. Khi bỏ vào miệng cắn, hạt gạo bể đôi, lưỡi có thể cảm nhận được tinh bột gạo vỡ vụn ra.

Ông Dư nhận định, có thể khâu thu hoạch cây lúa bị phun nhiều thuốc nằm trong danh mục khuyến cáo hoặc ở khâu chế biến có thể lẫn tạp chất nhựa. Theo ông, để biết rõ đây có phải gạo nhựa hay không, cần phải đem hạt gạo đến các viện chuyên ngành để phân tích.

Ông Nguyễn Quốc Lý, Giám đốc Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương chi nhánh phía Nam, cũng cho biết cho biết với những hiện tượng như trên rõ ràng lô gạo trên có vấn đề. 

H.Yen (tổng hợp)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news