Theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Cell Research hôm 28/4 đã lý giải hiện tượng vì sao phát hiện bệnh nhân dương tính trở lại sau khi âm tính với Covid-19.
Người dẫn đầu nghiên cứu là ông Dr Bian Xiuwu, thuộc Trường ĐH Quân y ở Trùng Khánh – Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đã dựa trên cuộc kiểm tra sau cái chết của một phụ nữ 78 tuổi từng nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Người dẫn đầu nghiên cứu là ông Dr Bian Xiuwu, thuộc Trường ĐH Quân y ở Trùng Khánh – Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu đã dựa trên cuộc kiểm tra sau cái chết của một phụ nữ 78 tuổi từng nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các chủng SARS-CoV-2 hoàn chỉnh trong mô sâu của phổi. Họ đặt các mẫu mô dưới kính hiển vi điện tử để xác nhận sự tồn tại của SARS-CoV-2 còn nguyên vẹn được bao bọc trong lớp vỏ giống hình vương miện.
Trung Quốc lý giải các ca dương tính Covid-19 trở lại sau khi âm tính. Ảnh Tân Hoa Xã
Mô phổi có đặc điểm tổn thương thường do nhiễm virus nhưng "sự vắng mặt" của virus trong phần còn lại của cơ thể khiến việc phát hiện chúng trở nên khó khăn vì các phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng hàng loạt không lấy được mẫu bệnh phẩm từ sâu trong phổi.
Theo đó, bệnh nhân âm tính sau khi điều trị Covid-19 vẫn có thể mang loại virus này sâu trong phổi mà không bị phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm thông thường. Nhóm của ông Bian đề nghị rửa phế quản cho bệnh nhân trước khi xuất viện nhằm giúp phát hiện chính xác các chủng virus ẩn. Rửa phế quản là phương pháp chẩn đoán hệ hô hấp dưới, trong đó ống soi phế quản được đưa qua miệng hoặc mũi vào đường thở thích hợp trong phổi, với một lượng chất lỏng được đưa vào để kiểm tra.
Nghiên cứu mới đây của Việt Nam cho thấy, mẫu virus của các ca dương tính trở lại khó có khả năng lây nhiễm. Các Viện nghiên cứu của Việt Nam đã lấy mẫu virus của 5 bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại để nuôi cấy, nhưng chúng không hề nhân lên, không phát triển. Do đó, các nhà nghiên cứu nhận định rằng có thể đó chỉ là xác virus, từ chuyên môn gọi là virus bất hoạt; không gây hại, không có khả năng lây nhiễm.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là nhận định ban đầu và số mẫu nghiên cứu chưa nhiều. Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp tái dương tính, giao cho hai phòng thí nghiệm có mức độ an toàn sinh học cấp 3 thuộc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện Pasteur TP.HCM.