Việc được lựa chọn kéo cờ trong Lễ Tuyên ngôn độc lập như là "cái duyên" khiến người nữ sinh năm nào quyết tâm một lòng đi theo Cách Mạng.
Bà Lê Thi là một trong 2 nữ sinh năm nào đã kéo cờ Ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc (2/9/1945) tại quảng trưởng Ba Đình.
Bà Lê Thi tên thật là Dương Thị Thoa, sinh ra trong một gia đình trí thức tại Hà Nội, con gái của cố giáo sư Dương Quảng Hàm. Vào năm 1943 sau khi học xong trường Đồng Khánh, bà tham gia cách mạng và làm công tác phụ nữ tại phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội). [mecloud]l0eLzanns0[/mecloud]
Kể lại trên báo Dân Trí, bà Thi cho hay, cách ngày 2/9/1945 khoảng 1 tuần, bà nhận được lệnh của cấp trên đi vận động tất cả phụ nữ trong phố Hàng Bông tập hát Quốc ca, đi đều bước, chọn trang phục quần áo để chuẩn bị đi dự ngày trọng đại của đất nước.
Vào sáng ngày 2/9/1945, bà Thi cùng các chị em trong Hội Phụ nữ cứu quốc tham gia dòng người về quảng trường Ba Đình. Theo bà Thi, khi sắp đến giờ khai mạc, người của Ban tổ chức xuống khu vực nơi bà Thi đứng và bảo cử 1 người lên kéo cờ. Sau khoảng 1 lúc im lặng, nhiều phụ nữ đồng thanh hô "Thi lên đi", thế là bà Thi bước lên lễ đài làm nhiệm vụ kéo cờ Tổ quốc.
Người phụ nữ kéo cờ Ngày Độc lập đầu tiên của dân tộc. Ảnh báo Dân Trí |
“Lúc tôi bước lên lễ đài, tôi vừa đi vừa run, vì sợ kéo không được ở dưới nhiều người sẽ trách vì đó là sự kiện trọng đại của đất nước và tôi cũng không được tập trước. Khi bước tới gần lễ đài, tôi gặp 1 phụ nữ ăn mặc trang phục người Tày, sau đó chúng tôi dắt tay nhau bước tời lễ đài. Khi tới nơi, tôi bảo với chị ấy là em cao để em kéo, còn chị đỡ cờ. Khi bài hát Quốc ca vang lên, chúng tôi từ từ kéo lá cờ Tổ quốc lên cao, khi cờ vừa lên đến đỉnh tung bay trước gió cũng là lúc bài hát Quốc ca kết thúc. Lúc đó tôi biết tôi đã hoàn thành nhiệm vụ”, bà Thi xúc động kể lại với PV báo Dân Trí.
Cũng theo bà Thi đó là lần đầu tiên bà được nhìn thấy Bác Hồ. “Lúc nhìn thấy Bác Hồ, tôi nghĩ sao Bác ăn mặc giản dị thế, Bác mặc bộ kaki trắng, đi đôi dép cao su. Bác khác hẳn với tưởng tượng của tôi, vì trong trường tôi học những ngày lễ trọng đại người ta thường mặc comple veston và đi giầy đen bóng loáng. Tôi thấy Bác giản dị quá”., bà Thi cho hay.
Theo báo TTXVN, sau Ngày Độc lập, bà Lê Thi tiếp tục tham gia chiến đấu trong 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô, sau đó lên đường làm cách mạng ở những vùng xa xôi hơn như Vĩnh Yên, Tuyên Quang...
Sau nay, bà Lê Thi được giao đảm trách nhiều cương vị công tác khác nhau, trong đó có 25 năm làm Viện trưởng Viện Triết học; sau đó làm Giám đốc Trung tâm nghiên cứu gia đình và phụ nữ... [mecloud]tAJT7UB4m5[/mecloud]
H.Yên (tổng hợp)