Tin mới

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự: Cần xử lý thích đáng kẻ dùng pin để nhuộm đen cà phê

Thứ tư, 18/04/2018, 10:39 (GMT+7)

"Việc dùng pin để nhuộm đen cà phê là việc làm thiếu đạo đức và lương tâm, có thể xử lý hình sự. Người sử dụng loại cà phê này sẽ dễ bị nhiễm độc", nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an nêu quan điểm.

"Việc dùng pin để nhuộm đen cà phê là việc làm thiếu đạo đức và lương tâm, có thể xử lý hình sự. Người sử dụng loại cà phê này sẽ dễ bị nhiễm độc", nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an nêu quan điểm.

PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng: Có thể xử lý hình sự việc dùng pin để nhuộm đen cà phê - Ảnh 1.

Những xô chậu cáu bẩn cơ sở dùng để nhuộm cà phê với bột pin.

Như tin đã đưa, ngày 16/4, cơ quan điều tra nhận được tin báo từ người dân về việc cơ sở của gia đình bà Nguyễn Thị Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp) chế biến cà phê bẩn.

Ngay sau đó, Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh phối hợp cùng Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra cơ sở chế biến này.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện trong xưởng có hàng chục tấn cà phê đã được trộn lẫn với đất, bột đá.

Công an cũng thu giữ 2 chậu chứa cục pin con ó (khoảng 35kg) đã được đập vụn, xô chứa nước màu đen (khoảng 10kg) đã được hòa tan bằng pin.

Ngoài ra, có khoảng 12 tấn cà phê bột đã được chủ cơ sở cho nhuộm đen bằng pin chuẩn bị đóng gói cùng nhiều máy móc, vật dụng liên quan đến việc sản xuất cà phê bẩn.

Bước đầu, bà Loan khai nhận nguyên liệu chủ yếu được thu mua từ các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn vỡ… ở các đại lý.

Sau khi các loại phế phẩm được đưa về, gia đình sử dụng pin đã đập dập, lấy bột màu đen trong pin hòa với nước rồi trộn chung vào cà phê.

Về việc này, trao đổi với PV Trí thức trẻ, PGS TS Hoàng Mạnh Hùng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hóa học Hà Nội, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an cho biết, dùng pin để nhuộm màu cà phê sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

"Trong pin có chứa than chì. Vì vậy việc dùng pin để nhuộm đen cà phê là việc làm thiếu đạo đức và lương tâm, có thể xử lý hình sự. Người sử dụng loại cà phê này sẽ dễ bị nhiễm độc.

Người uống cà phê có lẫn than chì trong pin sẽ bị viêm thận, viêm cơ tim vì thải loại chúng ra khỏi thận phải cần 7 năm, loại chúng ra khỏi xương cần 32 năm. Như vậy, tim và thận sẽ bị nguy hiểm, có thể dẫn đến viêm thận, đau tim", ông Hùng phân tích.

Theo nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Việc dùng pin để nhuộm cà phê sẽ gây ảnh hưởng niềm tin rất lớn cho người tiêu dùng cũng như thương hiệu cà phê tại đây.

Ông Hùng cũng cho biết thêm, cơ quan chức năng cần phải xử phạt thật nghiêm chủ cơ sở sử dụng pin để chế biến thực phẩm.

"Chúng ta phải nghiêm khắc cảnh cáo những người tạo ra thực phẩm bẩn hủy hoại sức khỏe con người. Ngoài ra, cần xử lý bằng hình phạt thích đáng để cho họ thấy rằng không thể 'giết hại người khác để kiếm tiền'", ông Hùng nhấn mạnh.

Trong khí đó, chia sẻ trên Pháp luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội), cũng cho biết pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào. Việc nhuộm cà phê bằng lõi pin chỉ là cá biệt nhưng gây hoang mang và ảnh hưởng niềm tin rất lớn cho người tiêu dùng.

Chủ cơ sở sử dụng pin để chế biến thực phẩm cần bị mức phạt thích đáng và thông tin rộng rãi.

Theo quy định của các nước trên thế giới, nhà máy sản xuất pin phải có trách nhiệm thu hồi và xử lý pin do chứa một số kim loại nặng như Mangan, có thể theo nguồn nước phát tác vào tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, theo nguồn nước đi vào cơ thể con người.

Còn ở Việt Nam, pin được thải vô tội vạ.

Đức Hoà (tổng hợp)

 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news